Cơ hội việc làm đối với ngành marketing

GD&TĐ - Marketing – Truyền thông như một chú chim chưa bao giờ ngừng “hot” trong sự lựa chọn của bạn học sinh, sinh viên khi lựa chọn ngành học.

Điều này dễ hiểu là bởi cơ hội nghề nghiệp đối với Marketing là rất lớn, Marketing dường như hiện diện ở mọi lĩnh vực ngành nghề từ ngành thời trang mỹ phẩm, ngành báo chí, ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng… và đến cả quán bánh mỳ nhỏ mới mở ở đầu ngõ cũng có “dáng dấp” của ngành Marketing khi cô chủ quán liên tục mời chào thực khách bằng cách update menu và các chương trình ưu đãi của quán lên mọi nền tảng xã hội Facebook, Instagram và quay cả Youtube.

Vậy Marketing – truyền thông là gì?

Dưới định nghĩa của GS. Philip Kotler - người được mệnh danh là “cha đẻ” của Marketing hiện đại thì “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra.”

Hiểu một cách đơn giản hơn thì Marketing – truyền thông có nghĩa là truyền đạt thông tin (bao gồm những không loại trừ văn bản, màu sắc, âm thanh, dữ liệu điện tử …) tới một đối tượng nhất định nhằm thu hút sự chú ý của đối tượng đó và hướng đối tượng đó có suy nghĩ hoặc thực hiện hành vi mà người truyền đạt mong muốn.

Học gì tại các cơ sở đào tạo Marketing?

Mỗi cơ sở đào tạo sẽ có những chương trình đạo tạo khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu chất lượng đầu ra của mỗi cơ sở, tuy nhiên, cơ sở nào cũng sẽ đào tạo những kiến thức như:

Kiến thức tổng hợp về marketing - truyền thông.

Cách xây dựng và triển khai chiến dịch quảng cáo, kế hoạch marketing - truyền thông, quản trị khủng hoảng, quản trị truyền thông…

Các công cụ marketing online như: website, SEO website, mạng xã hội, social media marketing…

Các kỹ năng, công cụ chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế website.

Nâng cao các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, quan hệ báo chí, quan hệ khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, hoạch định chiến lược, tổ chức sự kiện, lập kế hoạch…

Sinh viên sẽ học tập với phương pháp tích hợp: lý thuyết và thực hành qua các dự án thực tế.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành marketing

Theo báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam do Navigos Group - tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự thực hiện trong quý 2/2022, trong 6 tháng đầu năm 2022, trang tìm kiếm việc làm VietnamWorks của đơn vị này đã có hơn 65.000 ngàn việc làm đăng tuyển trên trang này, tăng 20% so với 6 tháng đầu năm 2021. Top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất có bao gồm lĩnh vực Marketing. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên Marketing ngày càng tăng lên bởi các doanh nghiệp đang ra sức tìm kiếm những chuyên gia Marketing giỏi, sáng tạo về để thực hiện chiến dịch tốt, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời đại khi phần lớn quyết định mua hàng được đưa ra thông qua quảng cáo và những thông điệp được truyền thông tới khách hàng.

Với kiến thức và “khẩu vị” của mỗi người, Marketing có đang dạng các lĩnh vực cho người học, người làm chọn lựa. Sau đây là một số vị trí công việc trong ngành Marketing mà tác giả tổng kết được:

Chuyên viên Marketing online

Chuyên viên Quản trị dự án

Chuyên viên Quản trị và xử lý khủng hoảng

Chuyên viên Tổ chức sự kiện

Chuyên viên tổng hợp và phân tích dữ liệu

Chuyên viên Truyền thông – Marketing

Làm thế nào để biết bạn phù hợp với Marketing?

Bạn hướng ngoại và năng động

Năng động và hướng ngoại là một trong những nét tính cách phù hợp với ngành marketing. Bởi marketing là ngành hướng đến công chúng và thị trường. Tính cách hướng ngoại và năng động giúp người làm Marketing có thể tiếp cận được những phương thức marketing mới mẻ từ nhiều thương hiệu, nhãn hàng lớn trong và ngoài nước, từ đó đưa ra các phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Bạn có “chất” sáng tạo

Ngành marketing vốn là công việc luôn đòi hỏi sự mới mẻ, thậm chí là yêu cầu sự khác biệt. Đôi khi, việc sáng tạo đến từ mọi hoạt động như sáng tạo âm thành, hình ảnh, slogan, hoặc đơn giản là ý tưởng để trưng bày sản phẩm trên gian hàng sao cho bắt mắt… Do vậy, những người có đầu óc và tư duy sáng tạo có thể nảy sinh được nhiều ý tưởng mới, tạo được các chương trình marketing hấp dẫn.

Bạn có sức chịu đựng áp lực tốt

Dẫu biết công việc nào cũng có những áp lực riêng, song với ngành marketing thì áp lực đó xuất phát từ nhiều phía. Việc làm sao để có thể xây dựng thương hiệu, thu hút sự tương tác của khách hàng tới sản phẩm, tăng hiệu quả bán hàng, … điều đó cũng phụ thuộc rất lớn vào bộ phận marketing. Do đó, những người làm marketing cần là những người chịu được áp lực công việc mới có thể trụ vững với nghề.

Trên đây chỉ là một số những yếu tố tính cách, phẩm chất thường thấy ở người làm Marketing. Tuy nhiên, đó không phải là những yếu tố bắt buộc phải có, dù bạn là ai thì bạn hoàn toàn có thể theo đuổi ngành marketing nếu bạn thật sự đam mê và tâm huyết với lĩnh vực này. Với những bạn trẻ đã và đang quan tâm tới ngành này nhưng phân vân ngành marketing mang lại cơ hội việc làm như thế nào hay học ngành marketing trường nào, thì ngay từ bây giờ hãy bắt đầu bằng việc củng cố kiến thức liên quan đến lĩnh vực marketing từ những cơ sở đào tạo uy tín.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

công ty xuất khẩu lao động nhật bản uy tín Hướng dẫn tìm việc tại VietnamWorksMẫu CV được NTD ưa thích