Pháp trả đũa Anh và Mỹ vì phá thương vụ cung cấp tàu ngầm cho Australia

GD&TĐ - Baghdad xác nhận mong muốn mua cho Không quân Iraq một phi đội (12 chiếc) máy bay chiến đấu đa năng Rafale của Pháp.

Pháp trả đũa Anh và Mỹ vì phá thương vụ cung cấp tàu ngầm cho Australia

Thỏa thuận mua sắm này trị giá 3,2 tỷ USD, nhưng sẽ không được thanh toán bằng chuyển khoản hay tiền mặt mà bằng dầu thô, điều này sẽ làm hài lòng cả Pháp - quốc gia cần năng lượng, đồng thời cho phép Iraq tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang mà không gây căng thẳng cho ngân sách của đất nước hay dự trữ tài chính.

Ngoài ra Iraq sẽ mua từ Pháp một số lượng radar di động chưa xác định thuộc dòng Ground Master (phiên bản cũng chưa rõ ràng) do Tập đoàn Thales sản xuất cùng với trực thăng vận tải Airbus Helicopters H225M hiện đại hóa (trước đây gọi là Eurocopter EC725 Caracal).

Vẫn chưa rõ liệu những giao dịch này có được bao gồm trong thỏa thuận mua máy bay chiến đấu hay không, nhưng có lẽ là không vì Rafale là một tiêm kích rất đắt tiền bởi sở hữu tính năng kỹ chiến thuật nổi trội.

Một vài năm trước Baghdad đã định mua Rafale với giá 3 USD nhưng không thành vì Paris muốn nhiều hơn. Vào đầu năm 2022, Không quân Iraq muốn thay thế F-16IQ bằng máy bay chiến đấu do Nga sản xuất, nhưng thành tích thực chiến tại Ukraine đã khiến quốc gia này có những điều chỉnh riêng.

Việc mua vũ khí quy mô lớn từ Pháp báo hiệu một số vấn đề nghiêm trọng về địa chính trị. Thứ nhất, nó chỉ ra rằng Iraq - trước đây gần như hoàn toàn do Hoa Kỳ kiểm soát, sẽ dần thoát khỏi sự phụ thuộc quân sự vào người Mỹ.

Thứ hai, nếu những điều trên được thực hiện thì theo một nghĩa nào đó, Paris đang đáp trả London và Washington vì đã "hớt tay trên" thỏa thuận cung cấp tàu ngầm tấn công cho Australia vào năm 2021, khi Canberra từ chối thương vụ trị giá 66 tỷ USD đã ký kết để gia nhập Liên minh quân sự AUKUS (Pháp lúc đó rất khó chịu với Anh và Mỹ).

rafale-low-829-8847.jpg
Tiêm kích Rafale sẽ soán ngôi chiến đấu cơ do Mỹ và Anh sản xuất tại các thị trường vũ khí tiềm năng?

Cần lưu ý rằng vào tháng 12 năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp - ông Gerard Longuet cho biết rằng việc sản xuất tiêm kích Rafale sẽ bị dừng sau khi hoàn thành đơn đặt hàng 180 chiếc cho Không quân Pháp, nếu không có đơn đặt hàng nước ngoài nào xuất hiện.

Nhưng sau đó máy bay chiến đấu Rafale đã xuất hiện ở Ai Cập, Ấn Độ, Qatar, Hy Lạp và Croatia, UAE, Indonesia và gần đây nhất là Serbia (đặt mua 9 chiếc ghế đơn và 3 ghế đôi) cũng đã ký hợp đồng mua sắm.

Bên cạnh đó, Ả Rập Saudi cũng đang nghiên cứu kỹ Rafale, trong khi Uzbekistan bắt đầu xem xét kỹ hơn và hỏi giá bán chiếc máy bay này, mặc dù số tiền phải trả tất nhiên là rất ấn tượng (225 - 265 triệu USD/chiếc bao gồm nhiều thứ khác đi kèm).

Vào đầu tháng 11 năm 2023, Tashkent đã yêu cầu thông tin từ Paris về việc mua 24 chiếc Rafale, nhưng đề phòng trường hợp không giao hàng kịp, người Pháp cũng đề nghị cung cấp máy bay chiến đấu Dassault Mirage 2000 để thay thế.

Tiêm kích Eurofighter Typhoon đang thất thế trước Rafale của Pháp cho dù đã trải qua hàng loạt nâng cấp.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.