Dự án khí đốt Arctic LNG 2 'đóng băng' và có nguy cơ không thể tiếp tục

GD&TĐ - Dưới áp lực từ phương Tây, Dự án khí đốt Arctic LNG 2 của Nga đang đối diện nguy cơ đóng cửa.

Dự án khí đốt Arctic LNG 2 'đóng băng' và có nguy cơ không thể tiếp tục

Công ty Novatek của Nga gần đây đã ngừng hoạt động trong Dự án Arctic LNG 2 ở Bắc Cực và không có kế hoạch khởi động lại công việc vào mùa đông năm nay.

Điều này đã được tiết lộ bởi một nguồn tin ẩn danh của Reuters, người nắm rõ tình hình.

Diễn biến trên thể hiện sự thụt lùi đáng kể đối với tham vọng khí đốt của Nga. Dự án nằm trên Bán đảo Gydan ở Bắc Cực và do Novatek sở hữu phần lớn, sẽ mở rộng thị phần của Nga trên thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu từ 8% lên mức 20% đầy tham vọng vào năm 2030.

Nhưng khi đối mặt với số lượng lệnh trừng phạt ngày càng nhiều từ Mỹ và các đồng minh liên quan đến cuộc chiến Ukraine, Novatek đã đình chỉ nhà máy hóa lỏng khí duy nhất đang hoạt động và hiện không có kế hoạch tái khởi động cho đến mùa hè năm sau.

Hơn nữa, tất cả LNG sản xuất ra đều đã được chất lên tàu vận tải để xuất khẩu. Vẫn chưa biết liệu công việc có tiếp tục vào mùa hè tới hay không.

Có lẽ mọi thứ sẽ phụ thuộc vào nhu cầu về nguyên liệu thô đã được vận chuyển cao đến mức nào.

arctic-lng-2-2019-6575-6712.png
Dự án Arctic LNG 2 của Nga có nguy cơ đóng cửa vĩnh viễn.

Việc đình chỉ sản xuất có hiệu lực từ ngày 11 tháng 10, phản ánh những khó khăn mà Công ty Novatek gặp phải trong việc tìm kiếm người mua và sở hữu số lượng tàu phá băng chuyên dụng cần thiết để di chuyển trong mùa đông dọc theo Tuyến đường biển phương Bắc (NSR).

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến những khách hàng tiềm năng cảnh giác khi giao dịch với LNG của Nga thông qua một doanh nghiệp tư nhân, do lo ngại có thể bị trả đũa.

Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ - ông Geoffrey Pyatt nhấn mạnh rằng Washington đang tăng cường nỗ lực hướng tới hạn chế thu nhập của Nga từ việc bán LNG, coi đây là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm cắt giảm tài trợ cho nỗ lực theo đuổi chiến tranh của Moskva.

Trong khi Arctic LNG 2 ở Bắc Cực hiện bị đình chỉ thì một số dự án LNG khác của Nga ví dụ như Yamal và Portovaya vẫn tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu và châu Á.

Cách tiếp cận trừng phạt có mục tiêu này đã cho phép Washington hạn chế ảnh hưởng của khu vực tư nhân trong ngành nhiên liệu hóa lỏng của Nga, trong khi vẫn duy trì thị trường toàn cầu ổn định.

Top 10 siêu tàu vận tải chở khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.
Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.