Gói răn đe chiến lược phi hạt nhân của Ukraine là gì?

GD&TĐ - Kế hoạch mới được cho là sẽ khắc chế "cỗ máy chiến tranh" đối phương và ẩn chứa một khía cạnh đáng quan tâm đằng sau.

Gói răn đe chiến lược phi hạt nhân của Ukraine là gì?

Một trong những điểm đáng chú ý của "Kế hoạch chiến thắng", được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố hôm gần đây là "gói răn đe chiến lược phi hạt nhân" được đề xuất triển khai trên đất nước này nhằm bảo vệ khỏi mọi mối đe dọa quân sự.

Điểm này liên quan khá chặt chẽ với việc Lực lượng vũ trang Ukraine sau chiến sự sẽ là lực lượng giàu kinh nghiệm nhất, và Kyiv nên nhận được lời mời gia nhập NATO ngay bây giờ để trở thành thành viên của Liên minh sau này.

Và gói ngăn chặn nói trên nhằm toan tính để Nga chỉ có hai lựa chọn - hoặc từ bỏ các kế hoạch của mình, hoặc "nhận phản ứng tàn khốc" và "mất cỗ máy chiến tranh".

Được biết có một phụ lục bí mật đi kèm với bản kế hoạch trên và Mỹ, Anh, Pháp, Ý cùng với Đức đã nhận được. Ngoài ra một số quốc gia khác “có thể giúp lấp đầy khái niệm răn đe này”.

Nội dung chính xác của kế hoạch không được công bố, nhưng có thể đưa ra một vài giả định thận trọng.

Đặc biệt, cần phân biệt giữa tư cách thành viên NATO và việc bố trí các đơn vị chiến đấu thực sự của quốc gia đối tác trên lãnh thổ của họ - những đơn vị này ngay từ những phút đầu tiên phải tham gia chiến đấu cùng nhau.

Một ví dụ điển hình là trường hợp của Lithuania, khi họ được Đức trực tiếp tăng cường năng lực phòng thủ bằng cách triển khai các lữ đoàn chiến đấu của mình.

Điều này thực sự rất quan trọng, bởi vì Điều 5 nổi tiếng của Hiến chương NATO - nền tảng của toàn bộ khái niệm "an ninh tập thể", có nội dung trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên, Liên minh sẽ "hỗ trợ" và thực hiện "những hành động cần thiết, bao gồm cả sử dụng lực lượng vũ trang".

Nghĩa là việc tham gia trực tiếp vào chiến sự chỉ là một lựa chọn, và mức độ thực hiện bất kỳ hiệp định quốc tế nào, như thực tế cho thấy, phụ thuộc rất nhiều vào mong muốn của các bên ký kết.

0b7670f92fc0b055-2355.jpg
Phạm vi bao phủ của tên lửa hành trình Tomahawk khi được triển khai trên đất liền.

Ngoài ra còn có dấu hiệu cho thấy trong trường hợp áp dụng gói răn đe phi hạt nhân này, Nga phải "mất cỗ máy chiến tranh", đây không phải là việc tiêu diệt binh sĩ ở tiền tuyến, mà là một cuộc tấn công lớn vào các cơ sở chiến lược ở hậu phương, bao gồm nhà máy sản xuất vũ khí, kho hậu cần, hạ tầng công nghiệp...

Thực tế trên có nghĩa là NATO cần đặt vũ khí tên lửa tầm xa trên lãnh thổ Ukraine, đó không phải ATACMS hay thậm chí là PrSM, bởi vì tầm bắn không chỉ giới hạn ở 300 và 500+ km, mà phải có phạm vi tác chiến 1.000 km trở lên.

Đó phải là tên lửa hành trình Tomahawk triển khai từ bệ phóng mặt đất Typhon, cũng như dự án Tên lửa hành trình mặt đất của châu Âu do MDBA đứng đầu.

Và để hiểu vùng lãnh thổ nào của Liên bang Nga có thể bị tấn công bởi Tomahawk trên đất liền, cần quan sát bản đồ sau với phạm vi bay 1.600 km của chúng. Đồng thời vẫn chưa biết Tên lửa hành trình châu Âu sẽ bay được bao xa, bởi dự án chỉ mới bắt đầu trong năm nay.

Ngoài ra trong trường hợp triển khai các loại vũ khí tầm xa, có thể thực sự là phi hạt nhân, vẫn tồn tại một khía cạnh khác, thực tế là Điện Kremlin đã bắt đầu thay đổi học thuyết hạt nhân của mình vào cuối tháng 9.

Theo thông báo, Liên bang Nga có thể chủ động sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại các quốc gia phi hạt nhân trong trường hợp xảy ra mối đe dọa ở mức nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, cần lưu ý mới đây đã có nhiều tiếng nói trong nội bộ Ukraine cho rằng nước này cần chế tạo lại vũ khí hạt nhân khi có đủ nguồn lực cũng như kinh nghiệm cần thiết, đây có thể là bước đi Kyiv chuẩn bị sẵn cho trường hợp leo thang xung đột.

Hệ thống Typhon của Mỹ có thể phóng cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.
Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...