Pháo binh Đức mạnh nhất châu Âu

GD&TĐ - Đức có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng lựu pháo và pháo phản lực dựa trên kinh nghiệm của cuộc chiến Nga - Ukraine.

Pháo binh Đức mạnh nhất châu Âu

Thông tin trên đã được đưa ra bởi ông Joe Weingarten - thành viên Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Đức.

Trong suốt thập kỷ này, Quân đội Đức dự kiến ​​sẽ mở rộng quy mô của các đơn vị pháo binh, bởi vì trong "thập kỷ hòa bình" sau khi Liên Xô sụp đổ, lực lượng này đã bị cắt giảm đáng kể.

"Chúng ta phải hiểu rõ: bản thân số lượng đóng một vai trò quan trọng. Thời gian diễn ra cuộc chiến ở Ukraine cũng như xung đột giữa Israel và Hamas cho thấy một điều trên hết - tầm quan trọng của lực lượng dự bị quân sự", ông Weingarten nói.

Vì vậy, trong những năm tiếp theo, số lượng hệ thống pháo binh của Bundeswehr (Lục quân Đức) sẽ thực sự tăng gấp đôi. Cơ cấu nhân sự thường trực sẽ tăng từ 3.200 lên 6.000 binh sĩ. Số lượng lựu pháo sẽ tăng từ 120 lên 300 đơn vị, trong khi pháo phản lực từ khoảng 40 lên 80 hệ thống.

Theo đại diện Ủy ban Quốc phòng, các hệ thống pháo binh được lên kế hoạch đặt hàng sẽ là loại tự hành, trên khung gầm bánh xích hoặc bánh lốp.

Pháo tự hành bánh lốp tối tân RCH 155 do Đức chế tạo.
Pháo tự hành bánh lốp tối tân RCH 155 do Đức chế tạo.

Ông Weingarten lưu ý rằng chương trình mua sắm đã được thực hiện, vì vậy đơn đặt hàng cho các loại pháo bánh lốp và bệ phóng tên lửa phòng loạt dự kiến sẽ được ​​tiết lộ vào cuối năm nay.

Rất có thể chúng ta đang nói về pháo tự hành RCH 155 đầy hứa hẹn của Đức, khách hàng đầu tiên nhận vũ khí này là Ukraine. Ngoài ra, có vẻ như Berlin sẽ ký kết hợp đồng cung cấp thêm các tổ hợp EuroPULS do Israel thiết kế.

Hệ thống MLRS đầu tiên của Israel đã được đặt hàng chung với Hà Lan vào tháng 10 năm 2023 để thay thế các tổ hợp MARS 2 (M270) được chuyển giao cho Ukraine.

Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt PULS của Quân đội Hà Lan.
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt PULS của Quân đội Hà Lan.

Ông Weingarten nhấn mạnh, hiện thành phần pháo binh trong Lực lượng vũ trang Cộng hòa Liên bang Đức không đáp ứng được nhu cầu và thực tế, họ cũng chịu chung số phận như các đơn vị phòng không của quân đội.

"Chiến trường ở Ukraine cho thấy rõ ràng: không có pháo binh, mọi thứ khác đều vô nghĩa. Vì vậy trong tương lai, mỗi lữ đoàn sẽ có phương tiện hỗ trợ hỏa lực riêng”, ông Weingarten nói rõ.

Ngoài ra cần nhắc lại rằng vào đầu năm, chính phủ Đức đã phân bổ gói viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ đô la cho Ukraine, trong đó việc sản xuất 36 đơn vị pháo tự hành, cũng như các tổ hợp phòng không tối tân.

Pháo tự hành bánh xích M109 Paladin và PzH 2000.
Theo Defense News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ