Thiếu đơn hàng khiến dây chuyền sản xuất F/A-18 Super Hornet sẽ bị đóng cửa

GD&TĐ - Boeing không tìm được khách hàng mới cho F/A-18 Super Hornet nên năng lực sản xuất sẽ được giải phóng cho các máy bay khác.

Thiếu đơn hàng khiến dây chuyền sản xuất F/A-18 Super Hornet sẽ bị đóng cửa

Hãng chế tạo máy bay khổng lồ Boeing của Mỹ sẽ ngừng sản xuất tiêm kích hạm đa chức năng F/A-18 Super Hornet vào năm 2027 do thiếu đơn đặt hàng bổ sung.

Đơn đặt hàng cuối cùng cho những chiếc máy bay này được ký vào ngày 19 tháng 3 từ Hải quân Hoa Kỳ, với 17 chiếc F/A-18 có giá 1,3 tỷ USD.

Các tiêm kích hạm nói trên sẽ được sản xuất không muộn hơn mùa xuân năm 2027 và sẽ là những chiếc F/A-18 cuối cùng. Đồng thời, lô này về cơ bản cần được bổ sung, nếu không dây chuyền sẽ phải dừng lại vào năm 2025.

Phó chủ tịch phụ trách mảng máy bay chiến đấu của Boeing - ông Mark Sears, nói với tờ Breaking Defense rằng nhà máy ở St. Louis sẽ dần dần chuyển sang sản xuất phương tiện mới.

Để làm điều này, chu trình công nghệ sản xuất F/A-18 sẽ dần chậm lại và những nhân lực hay máy móc rảnh rỗi sẽ được chuyển sang các chương trình khác: tiêm kích F-15EX, máy bay huấn luyện T-7A và máy bay không người lái MQ-25 Stingray.

F/A-18 Super Hornet vẫn là tiêm kích hạm chủ lực của Hải quân Mỹ.

F/A-18 Super Hornet vẫn là tiêm kích hạm chủ lực của Hải quân Mỹ.

Cần lưu ý thêm là việc ngừng sản xuất F/A-18 Super Hornet chắc chắn không có nghĩa Hải quân Mỹ sẽ từ bỏ loại máy bay này, vì đây vẫn là tiêm kích chủ lực hoạt động trên tàu sân bay.

Rõ ràng F/A-18 sẽ đảm nhiệm vai trò này trong một thời gian khá dài, cho nên các máy bay hiện có phải được nâng cấp lên phiên bản Block III, dự kiến ​​vào năm 2030.

Cuối cùng, dòng tiêm kích hạm này của Hải quân Mỹ sẽ được thay thế bằng F-35, hay một máy bay chiến đấu thế hệ mới. Và đối với F/A-18, đây sẽ là sự kết thúc của sự nghiệp thực sự lâu dài, bởi vì phiên bản đầu tiên đã phục vụ từ năm 1978, và biến thể Super Hornet được cập nhật hoàn toàn vào năm 1995.

Vấn đề cuối cùng nên đề cập chính là sự xuất hiện của F/A-18 Super Hornet ở Mỹ là hệ quả của việc tiết kiệm ngân sách, bởi vào những năm 1980, Lầu Năm Góc muốn trang bị cho các tàu sân bay máy bay tấn công tàng hình A-12 Avenger.

Việc đóng cửa quá trình phát triển loại máy bay này - vốn chôn vùi Tập đoàn McDonnell Douglas, đã dẫn đến sự phát triển kinh tế nhất đó là phiên bản Super Hornet.

Tiêm kích hạm F/A-18F Super Hornet bay gần bờ biển.

Theo Breaking Defense

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Băng Tải Hưng Thịnh uy tín số 1 TPHCM xe nâng dầu 7 tấn chính hãng Hangcha đồng phục công ty Chai nhựa