Phản ứng của bố mẹ khi con khóc tác động đến tương lai trẻ.

Các nhà khoa học đã chỉ ra cách bố mẹ phản ứng khi trẻ khóc sẽ giúp điều chỉnh hành vi của trẻ khi trưởng thành.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc bố mẹ phản ứng kịp thời trước tiếng khóc của trẻ cũng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của trẻ khi trẻ đi học (Ảnh minh họa)
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc bố mẹ phản ứng kịp thời trước tiếng khóc của trẻ cũng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của trẻ khi trẻ đi học (Ảnh minh họa)

Các nhà khoa học tại trường đại học Bắc Carolina ở Greensborod đã tiến hành nghiên cứu điểm khác biệt của những đứa trẻ nhận được sự quan tâm từ bố mẹ khi nghe thấy tiếng khóc của trẻ và những đứa trẻ bị bố mẹ thờ ơ.

Sau một thời gian nghiên cứu, họ đã chỉ ra cách bố mẹ phản ứng như thế nào khi thấy con khóc có tác động quan trọng đến sự phát triển của trẻ sau này. Những đứa trẻ sơ sinh được bố mẹ đáp ứng một cách nhanh chóng, nhất quán và ấm áp khi chúng khóc sẽ phát triển những cảm xúc lành mạnh khi lớn lên. Bên cạnh đó, việc cha mẹ phản ứng tình cảm và gây lập tức khi trẻ khóc cũng có thể giúp trẻ tránh khỏi những căng thằng.

Một nghiên cứu khác cũng được tiến hành trên những trẻ sơ sinh với các triệu chứng dễ bị căng thẳng. Kết quả cho thấy, mặc dù có những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ, tuy nhiên nếu được bố mẹ vuốt ve trìu mến lúc còn nhỏ thì lớn lên mức độ căng thẳng này sẽ giảm hẳn.

Không những vậy, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc bố mẹ phản ứng kịp thời trước tiếng khóc của trẻ cũng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của trẻ khi trẻ đi học. Trẻ sơ sinh không được bố mẹ đáp ứng một cách tình cảm có thể sẽ có những hành vi không đúng khi trưởng thành, ảnh hưởng đến tư tưởng và cảm xúc của trẻ. Xét ở góc độ sức khỏe, sự ôm ấp, và hành vi vỗ về giống như một chất xúc tác giúp cơ thể sản sinh ra những chất dẫn truyền thần kinh cảm giác tốt, làm cơ thể nhanh chóng giảm thiểu căng thẳng.

Việc đáp ứng một cách tình cảm và nhanh chóng khi con khóc, bố mẹ có thể tránh cho con chịu đựng những tiếng nói tức giận, hay chứng khiến những ngôn ngữ cơ thể tiêu cực và bị bỏ lại một mình trong đau khổ. Việc tránh những tình huống căng thẳng cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển việc học tập của trẻ sau này và giúp trẻ phát triển các mối quan hệ xã hội tích cực.

Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng mỗi bà mẹ đều có một phản ứng khác nhau trước tiếng khóc của trẻ. Họ cho 259 bà mẹ cùng xem một đoạn video về hình ảnh 3 đứa trẻ đang khóc. Các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành đo nhịp tim, cũng như quan sát phản ứng của từng mẹ để nhận biết xem người đó có thái độ nóng vội hay bình thản trước tiếng khóc của trẻ. Trước khi cho họ xem đoạn video này, các bà mẹ sẽ được hỏi một số vấn đề liên quan đến tuổi thơ của mình.

Bố mẹ nên làm khi nghe thấy tiếng khóc của trẻ?

1. Tiếp xúc trực tiếp với cơ thể bé

Các nghiên cứu đã chỉ ra việc động chạm giúp kích thích giải phóng các hooc-môn để đối phó với chứng căng thẳng. Những đứa trẻ sơ sinh được tiếp xúc với làn da trần của mẹ thì có nồng độ hoocmôn căng thẳng giảm đáng kể. Do đó khi trẻ sơ sinh khóc, mẹ hãy vỗ về nhẹ nhàng, có thể thực hiện một vài động tác mát – xa cho bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

2. Mẹ nên biết cách biểu hiện cảm xúc qua khuôn mặt

Có thể nhiều mẹ không biết sự thật là trẻ có thể bắt đầu nhận ra những biểu cảm trên khuôn mặt của người khác ngay từ khi mới sinh ra. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra trẻ có xu hướng thích nhìn những biểu cảm hạnh phúc trên khuôn mặt người lớn và cảm thấy bất an nếu chúng nhìn thấy những biểu cảm tiêu cực.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ 6 tháng tuổi đã có thể phân biệt được khi nào người lớn đang có những ngôn ngữ cơ thể biểu hiện sự tức giận, khi nào thì là những ngôn ngữ cơ thể tươi vui. Nói cách khác, tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

3. Bế bé đi lại và đung đưa nhẹ

Một cách hữu hiệu để các mẹ có thể giúp các bé cắt cơn khóc đó là hãy bế bé đi đi lai lại và đung đưa nhẹ kết hợp với vỗ về an ủi. Nghiên cứu đã chỉ ra trẻ sẽ có nhịp tim đập chậm và ngưng khóc dần khi được người lớn bế lên, di chuyển hoặc đung đưa nhẹ từ bên này sang bên kia.

Phản ứng của bố mẹ khi con khóc tác động đến tương lai trẻ - 2

Nghiên cứu đã chỉ ra trẻ sẽ có nhịp tim đập chậm và ngưng khóc dần khi được người lớn bế lên, di chuyển hoặc đung đưa nhẹ từ bên này sang bên kia (Ảnh minh họa)

4. Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ khóc

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc là do bé cảm thấy không thoải mái. Nhiều bà mẹ có thói quen thay bỉm trong lúc trẻ đang ngủ hoặc để trẻ ngủ suốt đêm với chiếc bỉm ướt. Tuy nhiên các mẹ nên biết rằng việc thay bỉm quá nhiều lần trong ngày cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Một số nghiên cứu còn chỉ ra trừ khi bé dễ bị nhiễm trùng da, còn không thì bạn đừng đánh thức giấc con dậy chỉ để thay tã.

Ngoài vấn đề này ra, trẻ khóc còn do rất nhiều lí do khác như trẻ đói, buồn ngủ, đau bụng. Để tìm hiểu thêm, các mẹ hãy tham khảo tại đây .

5. Để trẻ ngủ cùng bố mẹ

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được ngủ cùng phòng với bố mẹ. Sự sắp xếp này sẽ đảm bảo được việc bố mẹ luôn phản ứng kịp thời khi trẻ gặp vấn đề gì đó. Việc bố mẹ ở gần vào ban đêm cũng được chứng minh là giúp trẻ điều tiết được những phản ứng căng thẳng trong ngày.

Theo Eva

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.