Phân tử có khả năng điều chỉnh đường huyết

GD&TĐ - Insulin được biết đến là có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu. Song, một số vấn đề trong quá trình sản xuất ra insulin có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

FGF1 cũng có khả năng điều chỉnh lượng đường huyết.
FGF1 cũng có khả năng điều chỉnh lượng đường huyết.

Mới đây, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Sinh học Salk (Mỹ) đã xác định được một con đường phân tử khác. Nhờ đó, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Phát minh được coi là có thể mở ra một con đường hoàn toàn mới để điều trị bệnh tiểu đường. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism.

Thông thường, insulin sẽ phản ứng với mức tăng đột biến của lượng đường trong máu, khiến các tế bào sử dụng hoặc dự trữ năng lượng đó. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường có thể khởi phát khi cơ thể không sản xuất đủ hoặc đề kháng insulin. Điều đó đồng nghĩa rằng, insulin là trọng tâm chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Song, theo các nhà khoa học, vẫn còn một cách khác.

Vài năm trước, nhóm nghiên cứu của Viện Salk phát hiện, phân tử FGF1 thực hiện chức năng tương tự như insulin: Điều chỉnh mức đường huyết. Một lần tiêm FGF1 vào chuột bị tiểu đường đã khôi phục lượng đường trong máu của chúng về mức bình thường trong hơn hai ngày. Trong khi đó, tiêm FGF1 vào não chuột có thể khiến bệnh tiểu đường giảm trong vài tuần hoặc vài tháng.

Mới đây, các nhà khoa học của Viện Salk đã tìm hiểu cơ chế đằng sau FGF1. Họ phát hiện, FGF1 hoạt động giống insulin ở một số khía cạnh, như điều chỉnh sản xuất glucose trong gan, ngăn chặn sự phân hủy chất béo hoặc phân giải lipid.

Insulin sử dụng enzym có tên PDE3B để kích hoạt một con đường truyền tín hiệu ngăn chặn quá trình phân giải lipid. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm FGF1 với một loạt các enzym, bao gồm cả PDE3B. Họ phát hiện, nó sử dụng một loại khác thay thế là PDE4.

Gencer Sancar - tác giả nghiên cứu cho biết, FGF1 có thể được sửa đổi để cải thiện hoạt động của PDE4 hoặc các điểm khác trong lộ trình có thể được nhắm mục tiêu.

Trong khi đó, ông Michael Downes - đồng tác giả của nghiên cứu cho rằng: “Khả năng độc đáo của FGF1 trong việc hạ đường huyết liên tục ở chuột mắc bệnh tiểu đường kháng insulin là một lộ trình điều trị đầy hứa hẹn cho bệnh nhân tiểu đường”.

Nhóm nghiên cứu bày tỏ hy vọng rằng, kiến thức mới này sẽ dẫn đến các phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh nhân đái tháo đường. “Hiện tại, chúng tôi đã có một con đường mới. Chúng tôi có thể tìm ra vai trò của FGF1 trong việc cân bằng nội môi năng lượng trong cơ thể cũng như cách điều khiển nó”.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.