Để trả lời được câu hỏi trẻ bị ngạt mũi thường xuyên phải làm gì, cần phải hiểu về biểu hiện và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị ngạt mũi
Ngạt mũi là tình trạng một hoặc cả hai lỗ mũi bị bít tắc do dịch nhầy hoặc có hiện tượng viêm nhiễm tại mũi. Trẻ nhỏ thường khó biểu lộ cảm xúc, diễn đạt tình trạng của mình bằng ngôn ngữ. Do vậy, bố mẹ cần để ý đến trẻ để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bé bị ngạt mũi. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:
- Trẻ thở khó khăn, khò khè
- Trẻ bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc
- Trẻ bị chảy nước mũi, hắt hơi
- Trẻ thường thở bằng miệng
- Trẻ bị ho, hay nôn trớ
- Trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân
2. Nguyên nhân khiến trẻ ngạt mũi thường xuyên
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi kéo dài. Thường gặp nhất bao gồm:
- Viêm mũi cấp tính do nhiễm virus (như bệnh cảm cúm). Trong trường hợp này, ngoài ngạt mũi, trẻ còn có thêm các biểu hiện như hắt hơi, đau họng và ho.
- Trẻ bị viêm mũi dị ứng. Với tình trạng này, trẻ có thêm các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt. Đặc điểm đặc trưng để nhận dạng viêm mũi dị ứng là trẻ hắt hơi liên tục và thường là ngạt cả hai bên mũi. Bệnh xảy ra nhiều nhất trong mùa hoa nở hoặc biểu hiện dai dẳng quanh năm do nấm mốc, bọ nhà, gián, lông thú cưng, bụi…
- Tình trạng bệnh lý khác ở mũi như viêm mũi vận mạch, viêm mũi vị giác, viêm mũi nhiễm khuẩn.
- Viêm xoang: Nhiều người cho rằng viêm xoang chỉ xảy ra với người lớn, nhưng thực tế cho thấy ngày càng có nhiều trẻ bị viêm xoang. Viêm xoang cấp tính nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời dễ tiến triển thành viêm xoang mạn tính. Thực tế chứng minh, viêm xoang mạn tính là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi và sốt nhiều lần trong năm.
Để tìm ra đúng nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi thường xuyên, phụ huynh nên cho trẻ đi khám tại bệnh viện chuyên khoa. Do đặc điểm nhận dạng của các bệnh lý này tương đối giống nhau, nếu không được khám xét cẩn thận sẽ dẫn tới chủ quan và nhận sai bệnh sẽ khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.
3. Trẻ bị ngạt mũi thường xuyên có thể gặp những hậu quả gì?
Trẻ con bị ngạt mũi kéo dài không được điều trị sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính và gây ra các biến chứng đường hô hấp. Mức độ nghiêm trọng của biến chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
- Nếu bị ngạt mũi do nhiễm vi khuẩn, trẻ có thể bị giảm khả năng nghe do viêm phù nề, đọng mủ làm tắc nghẽn đường lưu thông giữa mũi và tai. Viêm mũi kéo dài còn có thể gây viêm nhiễm ở mắt như viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt.
- Nếu trẻ bị ngạt mũi do nhiễm virus, biến chứng thường gặp có thể xảy ra là nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm xoang.
- Nếu trẻ bị ngạt mũi kéo dài, nguy cơ biến dạng khuôn mặt cũng có thể xảy ra, biểu hiện là hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô ra, lồng ngực xẹp…
Ngoài ra, ngạt mũi còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ khiến trẻ trở nên chậm chạp, kém linh hoạt, hay nhức đầu, khó tập trung, mất ngủ… Nếu trẻ có biểu hiện ngạt mũi lâu ngày và/hoặc kèm theo các triệu chứng dịch mũi có màu vàng, xanh, đau đầu, đau tai, sốt cao, ho nhiều, tức ngực thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay.
4. Phải làm gì khi trẻ bị ngạt mũi thường xuyên?
Ngạt mũi thường xuyên gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, triệu chứng ngạt mũi có thể biến mất nếu trẻ được điều trị đúng cách.
Theo đó, các bậc cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi bằng các cách sau đây:
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, bởi khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm giảm độ đặc chất nhầy ở mũi, đẩy chất nhầy khỏi mũi, giảm áp lực trong xoang, giảm viêm.
- Xông hơi hoặc tắm cho trẻ bằng nước ấm có chứa tinh dầu: Điều này sẽ giúp phần nào giảm triệu chứng ngạt mũi ở trẻ bởi khi hơi nước bay vào mũi sẽ làm loãng dịch nhầy. Lưu ý biện pháp này chỉ mang tính tạm thời, chỉ giảm ngạt mũi trong thời gian ngắn.
- Chườm nóng khu vực mũi với khăn ấm trước khi đi ngủ cũng là biện pháp giảm ngạt mũi được nhiều phụ huynh sử dụng. Lưu ý chườm nóng ở mức độ vừa phải tránh làm bỏng da trẻ. Chườm nóng như vậy có thể làm giảm cảm giác tắc nghẽn và nặng ở mũi, mặt.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi cũng có thể giúp giảm ngạt mũi. Biện pháp này cũng giúp xả sạch dịch nhầy khỏi mũi xoang, làm đường mũi thông thoáng dễ thở. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng dung dịch vệ sinh mũi, không nên tự pha chế nước muối.
Tuy nhiên, các biện pháp trên đây chỉ là tạm thời và giúp trẻ có cảm giác đỡ ngạt mũi hơn. Quan trọng nhất là phải tìm được nguyên nhân và điều trị triệt để:
- Nếu ngạt mũi thường xuyên do dị ứng thì có thể cho trẻ dùng thuốc dị ứng theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra nên tránh các tác nhân dễ gây dị ứng bằng cách vệ sinh sạch môi trường sống của trẻ, khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với thú vật, hoa cỏ...
- Nếu ngạt mũi thường xuyên do viêm xoang thì có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm thuốc Đông y chữa Xoang đặc hiệu. Lưu ý các loại thuốc này phải được lựa chọn đúng vì trên thị trường có rất nhiều bài thuốc Đông y quảng cáo chữa xoang hiệu quả nhưng không phải bài thuốc nào cũng mang lại hiệu quả điều trị cao. Phụ huynh cần tỉnh táo lựa chọn cho con mình.
Điều trị viêm xoang mạn tính bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Đông y từ lâu đã được sử dụng để điều trị viêm xoang theo cơ chế tiêu viêm, thông mũi và giúp hỗ trợ thay đổi cơ địa người bệnh nên có thể điều trị tận gốc bệnh viêm xoang và ngăn ngừa tái phát bệnh. Tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng mang lại hiệu quả.
Thuốc xoang Đông y thế hệ 2 với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, an toàn và lành tính khi sử dụng. Dựa theo nguyên lý trị bệnh tận gốc của Đông y, thuốc không chỉ cải thiện hiệu quả các triệu chứng của viêm xoang mà còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang, từ đó cơ thể có khả năng mạnh mẽ chống lại các tác nhân gây bệnh.
Thuốc Xoang Nhất Nhất | |
| Thông mũi, tiêu viêm trị: - Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi - Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 86/2017/XNQC-QLD Thông tin chi tiết tham khảo tại đây hoặc liên hệ 18006689 |