Ôn theo chủ đề, phân nhóm nhiệm vụ để dạy tốt Thang sóng điện từ

GD&TĐ - Thang sóng điện từ là một chủ đề khá rộng và quan trọng trong chương trình Vật lí lớp 12. Tuy nhiên, tuy nhiên cách dạy của giáo viên hiện nay vô tình làm học sinh khó khăn trong lĩnh hội kiến thức và không có cái nhìn tổng quát về nội dung này.

Ôn theo chủ đề, phân nhóm nhiệm vụ để dạy tốt Thang sóng điện từ

Nói rõ về hạn chế này, thầy Tạ Văn Bình - Giáo viên Trường THPT Yên Khánh B, Khánh Cư, Yên Khánh (Ninh Bình) - cho biết:

Đa số giáo viên hiện nay chỉ có tiết hệ thống kiến thức theo chương mà không hệ thống theo chủ đề được nếu kiến thức của chủ đề đó nằm rải ở các chương khác nhau.

Hơn nữa, tiết ôn tập hệ thống kiến thức thường chủ yếu dành thời gian để hệ thống lại các công thức là chính, việc ôn tập lí thuyết và mở rộng lí thuyết là không đủ thời gian.

Việc tìm hiểu kiến thức hiện nay là khá dễ dàng, tuy nhiên đa số học sinh chỉ lĩnh hội được chút ít kiến thức viết trong sách giáo khoa. Có nhiều phát minh ứng dụng mới được cập nhật thường xuyên trên mạng nhưng việc cập nhật của thầy và trò đều hạn chế.

Từ thực tế dạy học, theo thầy Tạ Văn Bình, các nhược điểm trên có thể giải quyết được nếu giáo viên tiến hành dạy ôn tập theo chủ đề và chia nhóm phân nhiệm vụ cho học sinh, cụ thể như sau:

Chọn chủ đề

Thang sóng điện từ bao gồm các kiến thức sau: Định nghĩa, lịch sử phát hiện, tính chất, ứng dụng, tác hại… của các loại sóng sau:

- Sóng vô tuyến (Radio waves)

- Sóng vi ba (Micro waves)

- Sóng viễn hồng ngoại (T – rays)

- Tia hồng ngoại (Infrared)

- Ánh sáng nhìn thấy (Visible light)

- Tia tử ngoại (Ultra Violet)

- Tia X (X – rays)

- Tia gamma (Gamma rays)

Chọn thời điểm tiến hành

Sau khi học xong chương V, giáo viên sẽ tiến hành ôn tập theo chủ đề này vì học sinh đã được học tương đối đầy đủ kiến thức của thang sóng điện từ, chỉ còn thiếu tia gamma. Thời điểm này, kiến thức cũng còn mới và học sinh còn nhiều động lực, hứng thú để tìm hiểu sâu hơn.

Cách tiến hành

Bước 1. Hệ thống lại thang sóng điện từ một cách đầy đủ

Bước 2:Chia nhóm và phân công nhiệm vụ

Nhóm 1: Tìm hiểu tiểu sử của Maxwell và Heinrich Hertz

Nhóm 2: Tìm hiểu định nghĩa, lịch sử, ứng dụng… của Radio waves

Nhóm 3: Tìm hiểu định nghĩa, lịch sử, ứng dụng… của Micro waves

Nhóm 4: Tìm hiểu định nghĩa, lịch sử, ứng dụng… của T- rays

Nhóm 5: Tìm hiểu định nghĩa, lịch sử, ứng dụng… của Infrared (Tia hồng ngoại)

Nhóm 6: Tìm hiểu định nghĩa, lịch sử, ứng dụng… của Visible light

Nhóm 7: Tìm hiểu định nghĩa, lịch sử, ứng dụng… của Ultra Violet (Tia tử ngoại)

Nhóm 8: Tìm hiểu định nghĩa, lịch sử, ứng dụng… của X rays

Nhóm 9: Tìm hiểu định nghĩa, lịch sử, ứng dụng… của Gamma rays

Bước 3: Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm

Ở bước này, giáo viên cử nhóm trưởng, cập nhật các thông tin liên lạc cho nhau bao gồm: Số điện thoại, đia chỉ mail, đia chỉ facebook; sau đó, giới thiệu tài liệu tham khảo (giáo viên nên photo phát cho toàn bộ học sinh)

Nhóm trưởng sẽ căn cứ vào nhiệm vụ của nhóm để giao cho từng thành viên, sau đó yêu cầu gửi lại tài liệu (dạng file văn bản) cho nhóm trưởng vào địa chỉ mail; đồng thời chia sẻ lên trang cá nhân để các bạn trọng nhóm tìm hiểu và góp ý.

Bước 4: Các nhóm trưởng gửi lại kết quả báo báo nhóm cho giáo viên, viết báo cáo tóm tắt để báo cáo trước lớp trong giờ học tiếp theo

Bước 5: Giáo viên tổng hợp kết quả, in thành tài liệu cho học sinh dùng để tham gia thảo luận đồng thời chia sẻ lên trang cá nhân.

Với phương pháp dạy học như trên, thầy Tạ Văn Bình cho biết sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập trên lớp, học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động lĩnh hội kiến thức qua mạng internet, giảm được sự lệ thuộc vào các loại tài liệu in ấn có sẵn trên thị trường, từ đó, tiết kiệm được tiền bạc và thời gian.

Ngoài ra, một số ứng dụng của các loại tia rất thực tế, khi hiểu được các ứng dụng đó, học sinh sẽ bước đầu vận dụng trong cuộc sống hằng ngày đem lại các lợi ích quan trọng.

"Một hiệu quả khác cũng thấy rõ là cách thức trên tạo cho học sinh tác phong làm việc theo nhóm và sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình tìm hiểu kiến thức, trao đổi với nhau thuận lợi, tạo phong trào mạnh mẽ trong việc phát huy tính tự học tập nghiên cứu của các em" - thầy Tạ Văn Bình cho hay.

Danh sách tài liệu tham khảo về Thang sóng điện từ

- Nguyễn Hữu Chí (2003), Điện động lực học, nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

- Phạm Văn Đổng, Hoàng Lan (2002), Giáo trình điện động lực học và thuyết tương đối

- Phan Thanh Vân (2007), Giáo trình vô tuyến điện tử, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

- http://baiviet.phanvien.com/2008/6/13/dieu-tri-dau-lung-bang-song-radio.html

- http://www.nld.com.vn/208963P1073C1089/dieu-tri-amidan-bang-song-radio.htm

- http://suckhoedoisong.vn/200891515532370p0c63/tia-cuc-tim-gay-hai-cho-suc-khoe-nhu-the-nao.htm

- http://thietbiloc.com/cong-nghe-loc/14-tiet-trung-diet-khuan-bang-tia-cuc-tim

- http://thptnguyencongtru.org/diendan/thread-17303-post-100248.html#pid100248

- http://vi.wikipedia.org/wiki/Sóng_Radio

- http://vi.wikipedia.org/wiki/Phương_trình_Maxwell

- http://vi.wikipedia.org/wiki/Sóng_Radio

- http://vi.wikipedia.org/wiki/Tia_X

- http://vi.wikipedia.org/wiki/Radar

- http://vietnamen.wordpress.com/2008/10/28/x-ray-crystallography/

- http://www.thietbiysinh.com/forum/showthread.php?t=936

- http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=106895&ChannelID=11

- http://www.vietduchospital.edu.vn/news_detail.asp?ID=2&CID=2&IDN=6709

- http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=91062&Catid=35

...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ