Phương pháp hay giải bài tập Vật Lý phần thấu kính

GD&TĐ - Vật lí là một môn khoa học khó, đòi hỏi những yêu cầu nhất định đối với người học, như là tư duy trừu tượng, thực hiện và quan sát thí nghiệm để nhận thức đúng về các hiện tượng; đồng thời, Toán học cũng là một công cụ không thể thiếu để giải các bài tập Vật lí.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ở các trường THPT chương trình vật lí bao gồm các phần: Cơ học, nhiệt học,điện học, quang học và vật lí hạt nhân.

Mỗi phần, mỗi chương có đặc thù riêng về cả hiện tượng lẫn công thức nên phương pháp học từng phần cũng khác nhau. Mặt khác, công thức nhiều, mỗi một phần lại có rất nhiều dạng bài tập, mỗi một dang bài tập có thể có rất nhiều trường hợp xảy ra…

Nếu người học không hiểu bản chất của hiện tượng mà chỉ học công thức một cách máy móc, học vẹt thì không thể làm được bài tập, hoặc làm sai và không có khả năng để giải những bài toán phức tạp đòi hỏi khả năng suy luận lôgic và tư duy trừu tượng.

Trong quá trình giảng dạy phần thấu kính – Vật lí 11, thầy Lê Hải Anh - Giáo viên Trường THPT Dương Đình Nghệ (Thanh Hóa) nhận thấy, rất nhiều học sinh cảm thấy lúng túng khi giải bài tập.

Nguyên nhân là do không nhớ các tính chất của ảnh qua thấu kính, vì khi đặt vật trước thấu kính ở những vị trí khác nhau thì tính chất ảnh cũng khác nhau.

Thêm đó, với hai loại thấu kính, học sinh muốn làm tốt bài tập phải nhớ tính chất ảnh qua từng loại nên cảm thấy bị rối, nhất là khi làm những bài tập cần sự suy luận như là bài tập xác định chiều dịch chuyển của ảnh khi vật dịch chuyển (Đây là dạng bài tập cần sự nhuần nhuyễn về kiến thức và đòi hỏi khả năng lập luận tư duy tốt, sự sáng tạo trong quá trình giải quyết vấn đề).

Để khắc phục khó khăn này, thầy Lê Hải Anh cho rằng, có thể dùng phương pháp đồ thị để nhớ tính chất của ảnh tạo bởi đơn thấu kính.

Trên đồ thị còn cho biết mối quan hệ giữa chiều dịch chuyển của ảnh và vật nên học sinh không phải tưởng tượng mà nhìn vào đó dễ dàng nhận xét, giảm bớt tính toán phức tạp.

Ví dụ, khi dạy bài Thấu kính mỏng- vật lí 11 nâng cao, thầy Lê Hải Anh cho biết, mình đã cho học sinh vẽ ảnh của vật đặt tại những vị trí khác nhau trước thấu kính. Sau đó, nhận xét tính chất của ảnh trong từng trường hợp. Sử dụng công thức thấu kính, hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị, nhìn vào đồ thị, học sinh có thể nhận xét tất cả các tính chất, vị trí của ảnh tạo bởi thấu kính, từ đó có những suy luận chính xác đưa ra lời giải đúng, nhanh gọn.

Xem chi tiết cách làm và các ví dụ theo chia sẻ của thầy Lê Hải Anh TẠI ĐÂY.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.