"Nồi nước sôi" khổng lồ trong rừng Amazon

GD&TĐ - Nhiều năm gần đây, người ta xôn xao về một dòng sông bí ẩn nằm sâu trong rừng rậm Amazon ở Peru. Dòng sông này rộng khoảng 25 mét, sâu 6 mét, nhưng chỉ dài 6,4 km. Nhiệt độ nước sông dao động từ 50 đến 90 độ C, có nơi lên đến 100 độ C, khiến không thể loài vật nào có thể sống nổi. Bởi vậy, người Peru thường gọi nó là dòng sông chết.

"Nồi nước sôi" khổng lồ trong rừng Amazon

Sự hiện hữu của nó hoàn toàn có thật. Theo Daily Mail, dòng nước luôn sôi sục này nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon, ở Mayantuyavu, Peru, được người dân địa phương gọi với cái tên "Shanay-timpishka" có nghĩa là "sôi sục với sức nóng của mặt trời".

Truyền thuyết về dòng sông khiến họ tin rằng, nguồn nước nóng được phun ra từ thần rắn khổng lồ Yacumama - mẹ Nước, người được tượng trưng bởi tảng đá hình đầu rắn trên thượng nguồn con sông. Tuy nhiên, hầu hết người Peru nghĩ rằng, dòng sông chỉ là một huyền thoại. Các nhà địa chất cũng bác bỏ sự tồn tại của nó bởi họ cho rằng cần một lượng địa nhiệt khổng lồ để đun sôi dù chỉ một phần nhỏ của con sông, mà lưu vực sông Amazon nằm cách núi lửa hoạt động gần nhất tới hơn 600 km.

Một câu hỏi lớn được đặt ra: Lượng nhiệt của dòng sông bắt nguồn từ đâu? Phân tích hóa học do Ruzo tiến hành chỉ ra nước sông đến từ những cơn mưa. Sau khi rơi xuống, nhiều khả năng nước mưa thấm sâu xuống lòng đất, nơi nó được nung nóng bởi địa nhiệt của Trái Đất, trước khi chảy vào vùng rừng Amazon. Nói cách khác, dòng sông là một phần của hệ thống thủy nhiệt khổng lồ.

Theo IFL Science, Andrés Ruzo, nhà vật lý địa chất quốc tịch Peru, là người đầu tiên chú ý đến sông nước sôi vào năm 2011. "Điều lý thú nhất là kích thước của con sông. Không nhất thiết phải có một ngọn núi lửa để suối nước nóng hình thành, nhưng khi không có núi lửa ở gần, những dòng suối thường không lớn đến mức này", Ruzo nhận xét.

Trong một bài phỏng vấn, Ruzo cho biết con sông đủ nóng để giết chết hầu hết động vật rơi xuống nước. Theo Ruzo, bộ phận đầu tiên bị hủy hoại là mắt, sau đó da thịt của nạn nhân bắt đầu bị dòng sông luộc chín. Ruzo chia sẻ, trước khi tiếp cận dòng sông, anh nghi ngờ nó có thể do một giếng dầu hoặc khí gas gây ra. Dù Ruzo đã có kết luận sau nghiên cứu, anh vẫn quyết định đẩy lùi ngày công bố cho đến khi chính phủ Peru có biện pháp bảo vệ dòng sông trước những đối tượng khai thác trái phép.

"Nồi nước sôi" khổng lồ trong rừng Amazon ảnh 1"Nồi nước sôi" khổng lồ trong rừng Amazon ảnh 2"Nồi nước sôi" khổng lồ trong rừng Amazon ảnh 3"Nồi nước sôi" khổng lồ trong rừng Amazon ảnh 4"Nồi nước sôi" khổng lồ trong rừng Amazon ảnh 5

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.