Không ai bảo ai, các du học sinh tìm đến nhau để sẻ chia, cùng hướng về gia đình, Tổ quốc. Cùng Hà Linh, Đại học Quốc gia Winona (Mỹ) chia sẻ về cái Tết xa nhà.
- Gần 4 năm sinh sống, học tập tại Mỹ, Hà Linh đón Tết thế nào?
Tết ta với những sinh viên xa nhà vẫn thiêng liêng, thân thiết. Nhớ năm đầu, Giao thừa ở Việt Nam là giữa trưa ở Mỹ. Lúc này, các du học sinh đón Tết bằng cách nghe người nhà gọi qua viber. Một cảm giác nghẹn ngào đến trào nước mắt.
Nhớ Tết, nhớ người thân đến nao lòng. Đây là thách thức với các bạn du học năm thứ nhất. Nếu không vững vàng có thể “khóc nhè, bỏ cuộc”!
- Vậy năm thứ hai, Tết có còn buồn với Linh và các bạn không?
Sinh viên Việt Nam trổ tài làm nem đãi các bạn quốc tế |
- Đại học ở nước ngoài không bắt sinh viên lên lớp tất cả các ngày trong tuần mà có những ngày tự học, tự đọc.
Giáp Tết, chúng em rủ nhau sang California mua sắm. Bên đó đông kiều bào nên chợ, siêu thị bán hàng Tết như ở Việt Nam. Nào bánh, mứt, bánh chưng và bánh tét gói sẵn, rồi hoa mai vàng và cả cành đào.
Chúng em mua lá dong, gạo, đậu để về gói bánh ăn Tết, vừa trổ tài, giới thiệu cho các sinh viên nước khác cũng ăn Tết âm lịch biết, thưởng thức.
* Một cái Tết ấm cúng của du học sinh diễn ra thế nào?
Không khí Tết rộn ràng trên nước Mỹ |
Vâng! Vui và ý nghĩa lắm. Đi học, biết các bạn có Tết âm lịch nên cùng nhau ăn Tết ta ở Mỹ. Bạn Hàn Quốc chế món Tteokguk từ nước canh và bánh gạo thái mỏng.
Các bạn đến từ Hồng Kông làm Poon Choi, món lẩu đặc biệt. Sinh viên Việt Nam trổ tài gói bánh chưng, làm nem. Các món truyền thống của ta bao giờ cũng “đắt hàng nhất” và được khen lạ, độc đáo.
- Tết Kỷ Hợi cận kề, Hà Linh có lời chúc gì với du học sinh và các bạn sinh viên tương lai?
Lời chúc truyền thống gửi tới các bạn: “Certain confidence we will achieve in the new year. Because we have Vietnamese hearts”. (Tự tin nhất định chúng ta sẽ đạt kết quả trong năm mới vì chúng ta có trái tim Việt Nam).
- Cảm ơn Hà Linh!