
Tại nơi này, sông Catatumbo đổ vào hồ Maracaibo ở phía tây bắc Venezuela, được cho là nơi có nhiều sấm sét nhất trên trái đất. Các cơn bão ánh sáng diễn ra trong 10 tiếng đồng hồ mỗi đêm và 260 đêm một năm. Ngày nay, ngày càng nhiều du khách gan dạ tìm đến nơi đây để chứng kiến hiện tượng kì thú này.
Nơi sông Catatumbo đổ vào hồ Maracaibo ở phía tây bắc Vanezuela được cho là có nhiều sấm sét nhất trên trái đất.
Trong khi sông Catatumbo thu hút số lượng tia sét nhiều bất thường như vậy thì các cơn bão ở đây không có gì đặc biệt, cũng y hệt như những cơn giông khác ở khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích cho điều này.
Nhiều thập kỉ trước, người ta nghĩ rằng mỏ uranium ở tầng đá là nguyên nhân thu hút sấm sét. Về sau, các nhà khoa học lại đưa ra giả thuyết rằng, tầng không khí bên trên hồ Maracaibo đã làm gia tăng sự dẫn điện bởi khí metan ở các mỏ dầu bên dưới.
Độ ẩm được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong lần ghi nhận sấm sét tạm dừng dài nhất trong năm 2010, trùng với đợt hạn hán nghiêm trọng nhất ở Venezuela do hiện tượng El Nino gây ra. Một số người khác lại cho rằng, việc gián đoạn này là do nạn phá rừng ở vùng lân cận.
Nhiều thập kỉ trước, người ta nghĩ rằng mỏ uranium ở tầng đá là nguyên nhân thu hút sấm sét ở đây.
Các nhà khoa học hiện nay tuyên bố rằng, địa hình và hình thái gió đã góp phần tạo nên hiện tượng kì thú này. Lưu vực hồ Maracaibo được bao quanh bởi các dãy núi bẫy gió từ biển Caribean. Khi gió gặp những luồng không khí lạnh từ dãy Andes, nó từ từ gia tăng đến khi ngưng tụ thành những đám mây sấm sét.
Tiến sĩ Daniel Cecil từ Trung tâm Khí tượng - thủy văn toàn cầu nói với kênh BCC rằng: Có rất nhiều điểm sét đánh liên quan đến các đặc điểm địa hình như sườn núi, bờ biển uốn cong hay sự kết hợp giữa các địa hình trên.
“Sự bất thường như vậy trong địa hình giúp hình thành các hình thái gió và làm nóng hay lạnh các hình thái trên, từ đó thúc đẩy khả năng xuất hiện của sấm sét”.
Các cơn bão sấm sét đẹp nhất là vào đỉnh điểm của mùa mưa, khoảng tháng 10, và giảm dần đi trong những tháng mùa khô - tháng 1 và tháng 2.
Các nhà khoa học tuyên bố rằng địa hình và hình thái gió đã góp phần tạo nên hiện tượng kì thú này.
Ở cường độ cao nhất, có thể quan sát các tia chớp sấm sét ở cách đó 400km. Đó cũng là lý do tại sao trong lịch sử nó có thể được coi như một sự hỗ trợ đắc dụng cho các thủy thủ.
Ở cường độ cao nhất, các tia chớp của sấm sét có thể quan sát ở cách đó 400km.
Những tia chớp này cũng đã giúp Venezuela chống lại hai cuộc xâm lược trong bóng tối. Lần đầu tiên vào năm 1595, đội tàu do đô đốc Fracis Drake chỉ huy bị phát hiện khi đang cố gắng tấn công bất ngờ ban đêm vào quân đội Tây Ban Nha ở Maracaibo. Việc này đã được ghi nhận trong sử thi thứ 16 La Dragontea.
Lần thứ hai diễn ra trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh giành độc lập của Venezuela, khi quân đội Tây Ban Nha cố gắng lẻn vào bờ ở Maracaibo trong một nỗ lực lật ngược tình thế, nhưng đã bị phản bội bởi những tia chớp. Sau đó, lực lượng của Tây Ban Nha đã bị đánh bại bởi đội quân của người anh hùng Simon Bolivar trong trận chiến cuối cùng để giành độc lập cho Venezuela.
Những tia chớp này cũng đã giúp Venezuela chống lại hai cuộc xâm lược trong bóng tối.
Hai năm trước, Venezuela đã vượt qua thị trấn Congolese của Kifula, được ghi tên là nơi có nhiều sấm sét nhất trong một giờ ở sách kỉ lục Guinness. Đã có một chiến dịch vận động để nơi này trở thành một di sản thế giới của UNESCO.
Du khách có thể tham gia một chuyến du ngoạn ban đêm tại đây để chứng kiến cảnh tượng kì thú “Cơn bão bất diệt” của Catatumbo và khám phá những thảo nguyên nhiệt đới gần đó.
Venezuela được ghi tên là nơi có nhiều sấm sét nhất trong một giờ ở sách kỉ lục Guinness.
Du khách có thể tham gia một chuyến du ngoạn ban đêm tại đây để chứng kiến cảnh tượng này.