Để đạt được điều này, vai trò của Phòng GD là một trong những yếu tố rất quan trọng.
PV GD&TD có cuộc trao đổi ngắn với ông Nguyễn Văn Nguyện - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh về vấn đề này.
Xin ông cho biết, sau khi tiếp nhận Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh đã triển khai tới toàn bộ các trường TH trên địa bàn như thế nào?
-
Cũng như các quận huyện khác trên địa bàn TP, chúng tôi đã tiếp cận Thông tư 30 từ khi còn là dự thảo, cũng thảo luận và góp ý theo hướng dẫn và chỉ đạo chung của Sở GD-&ĐT TPHCM.
Sau đó, chúng tôi đã được dự các lớp tập huấn theo kế hoạch chung của ngành do Vụ GD phối hợp cùng Sở GD-ĐT tổ chức cho lực lượng nồng cốt của các quận huyện.
Tiếp theo, chúng tôi được phòng Tiểu học Sở GD-ĐT tập huấn chi tiết về quan điểm, cách tổ chức thực hiện nhằm quán triệt đến tận CB-GV-NV; Học sinh và phụ huynh HS cũng như các hình thức tuyên truyền rộng rãi khác đến các tầng lớp xã hội nhằm tạo sự am hiểu và đồng thuận từ phía dư luận xã hội.
Sau khi được tập huấn xong chúng tôi cũng đã tập huấn lại cho tất cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và GV tổ khối trưởng của 27 trường TH trong huyện.
Qua đợt tập huấn chúng tôi đã chia sẻ, giải đáp trên 35 ý kiến từ phía cơ sở xoay quanh cách thực hiện Thông tư này. Nhìn chung tất cả đều nắm bắt quan điểm chủ trương đổi mới cách đánh giá này, tất cả đều thấy được tính ưu việt của Thông tư.
Đó là nhằm động viên khích lệ người học, không gây áp lực về điểm số và rất phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi ở cấp tiểu học đó là nhu cầu được khen của trẻ.
Dĩ nhiên lúc ban đầu mọi người có hơi lo lắng, song trong quá trình thực hiện do đã được quán triệt kỹ lưỡng về mặt tư tưởng và cách thực hiện nên mọi việc dần đi vào nề nếp, mọi người thông suốt và vận dụng rất khéo léo cách đánh giá mới này một cách nhanh chóng.
Bởi những thắc mắc từ nhiều phía đã được cán bộ quản lý các trường giải đáp cặn kẽ từ cơ sở, những thắc mắc khác đều được chuyên viên phòng GD hỗ trợ tư vấn cho các trường kịp thời.
Từ đó việc tiếp cận và thực thi cách đánh giá mới này nhanh chóng được mọi người tiếp nhận và thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Cần nói thêm việc đánh giá thí điểm của khối 1 ở năm học 2013 – 2014 cũng là tiền đề tốt, là cách để GV, HS, phụ huynh có một tâm thế đón nhận Thông tư 30 này một cách khá là nhẹ nhàng và thoải mái.
Theo chỉ đạo từ phía phòng tiểu học Sở GD&ĐT chúng tôi cũng đã vận dụng hết sức linh hoạt việc chỉ dùng vế thứ hai theo Thông tư 32 trước đây đó là “cho điểm và nhận xét” . . . thì ngay từ đầu năm học chúng tôi đã khuyến khích các trường chỉ nhận xét chứ không cho điểm chính vì thế mà HS, phụ huynh và mọi đối tượng sẵn sàng tiếp nhận cách đánh giá mới theo Thông tư khi chính thức có hiệu lực từ 15/10/2014.
-Ông có thể đánh giá về bước đầu triển khai thực hiện Thông tư này ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện?
- Sau hơn 2 tháng thực hiện Thông tư 30, nhìn chung tất cả đã và đang đi vào ổn định, các trường đã bắt nhịp được tinh thần Thông tư, những vấn đề còn chưa thông suốt trước đây đã được quý thầy cô chia sẻ và cùng nhau tháo gỡ kịp thời từ những tuần đầu tiên thực hiện như:
Khoảng cách nhận xét HS sao cho tất cả các em đều được nhận xét ít nhất một lần/tháng. Những lời nhận xét còn chung chung chưa chỉ rõ những chỗ các em cần lưu ý chỉnh sửa cũng được các thầy cô rút kinh nghiệm và hiệu chỉnh nhằm giúp học sinh và phụ huynh thấy rõ những điểm cần khắc phục để có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ con em mình.
Sau khi đi kiểm tra và tiếp xúc với HS, thấy các em HS đã quen dần với những nhận xét mang tính động viên và khích lệ từ thầy cô của mình và biết những điều mình cần rèn luyện thêm.
Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy được rằng các em rất thoải mái vui vẻ khi đến lớp, hăng say học tập, đúng như câu “mỗi ngày tới trường là một ngày vui”.
Nhìn chung Phòng đã chỉ đạo cho Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường thực hiện nghiên cứu kỹ Thông tư 30 và hướng dẫn chi tiết đến tận GV đồng thời vừa thực hiện, vừa tháo gỡ những vướng mắc kịp thời, những gì khó khăn hơn báo cáo về Phòng để kịp thời hiệu chỉnh, việc nào ngoài tầm tay chúng tôi xin ý kiến Sở GD&ĐT ngay không để những việc không hay có thể xảy ra khi thực hiện.
Cô và trò Trường TH Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh |
Theo ông, vai trò của Phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh trong việc triển khai Thông tư 30 trên địa bàn là gì?
- Theo tôi để triển khai thực hiện Thông tư 30, Phòng GD đã cùng với các cấp lãnh đạo đã có kế hoạch quán triệt cụ thể rõ ràng đến đội ngũ thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh cũng như các tầng lớp xã hội khác bằng nhiều hình thức.
Việc thực hiện phải xuyên suốt và có kế họach giám sát kiểm tra đôn đốc nhắc nhở thường xuyên tới các cơ sở và phải đồng cảm chia sẻ với cơ sở những ưu tư ban đầu (nếu có) tránh gây áp lực mà phải động viên khích lệ cũng như đánh giá HS theo hướng phát huy mặt tích cực tìm ra giải pháp hạn chế mặt còn hạn chế của các em.
Phải tạo cho người dân, nhất là các phụ huynh thấy được tính ưu việt của cách đánh giá này, từ đó có sự đồng thuận cao trong xã hội và những thông tin báo đài là động lực tiếp sức cho ngành GD nói chung và cấp tiểu học nói riêng mạnh dạnh đổi mới trong sự nghiệp trồng người theo xu hướng hiện đại và tiên tiến bắt nhịp hội nhập quốc tế.
Phòng đã chỉ đạo các trường rút kinh nghiệm hằng tuần, hằng tháng và đã tổ chức sơ kết trong đội ngũ phó hiệu trưởng cuối tháng 11/2014 vừa qua, qua việc sơ kết cho thấy các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc theo tinh thần Thông tư 30 và triển khai của Sở, của Phòng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các trường còn gặp chút khó khăn ban đầu như do hồ sơ sổ sách do phải ghi thông tin chi tiết cụ thể của tất cả các HS vào nhiều lọai sổ, nhưng theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, chúng tôi đã cho phép GV đánh máy danh sách có thông tin cơ bản giống nhau để đính vào sổ nhằm giảm cường độ lao động cho GV.
Nhìn chung tất cả đã đồng thuận cao và thực hiện có hiệu quả, đồng thời sẽ ghi nhận những kiến nghị hiệu chỉnh mẫu sổ phù hợp với thực tiễn để góp ý cho bộ phận biên soạn lại phù hợp hơn cho năm học 2015 – 2016.
Ông có thể cho biết, những thuận lợi của các trường TH trên địa bàn huyện thực hiện Thông tư 30?
- Ngoài sự lãnh đạo sâu sát của Phòng GD, thuận lợi nhận thấy ở địa bàn huyện để thực hiện Thông tư 30 đó là việc chúng tôi có đội ngũ quản lý tiểu học nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết với công việc và luôn có tinh thần trách nhiệm cao.
Các thầy cô giáo luôn đồng lòng và sẵn sàng sẻ chia với nhau những kinh nghiệm bước đầu thực hiện, những khó khăn đang gặp phải để kịp thời tìm ra cách thức thực hiện tốt nhất để đánh giá HS theo hình thức mới mà Thông tư 30 đưa ra.
Đồng thời đã được tham gia tập huấn kỹ về Thông tư 30, có đủ thời gian nghiên cứu để quán triệt và thực hiện khi Thông tư 30 chính thức có hiệu lực.
Đã có thời gian chuyển tiếp kinh nghiệm của việc thực hiện không cho điểm đối với học sinh lớp 1 ở năm học 2013 – 2014 nên triển khai ở các khối lớp khác bước đầu đã có những tín hiệu rất tích cực.
Xin chân thàn’h cảm ơn ông!