Nỗ lực của EU có ngăn được Iran rời khỏi thỏa thuận hạt nhân?

GD&TĐ - Trong nỗ lực cuối cùng nhằm thuyết phục Tehran không thực hiện bước đầu tiên để từ bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015, các quốc gia châu Âu sẽ công bố hạn mức tín dụng trị giá hàng triệu euro để giảm bớt thương mại giữa EU và Iran.

Tối hậu thư của Iran về vi phạm thỏa thuận hạt nhân đã khiến các nước châu Âu buộc phải có động thái
Tối hậu thư của Iran về vi phạm thỏa thuận hạt nhân đã khiến các nước châu Âu buộc phải có động thái

Nguy cơ gia tăng khủng hoảng

Việc Iran rút khỏi thỏa thuận này gần như chắc chắn sẽ làm cuộc khủng hoảng vùng Vịnh căng thẳng hơn, và sẽ thúc đẩy yêu cầu của Mỹ đối với các quốc gia châu Âu - chủ yếu là Anh, Pháp và Đức – cũng từ bỏ thỏa thuận và cùng với Washington áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.

Hạn mức tín dụng tương đối khiêm tốn sẽ được công bố tại Vienna trong cuộc họp của ủy ban chung về thỏa thuận Iran với nhóm các bên còn lại của thỏa thuận, bao gồm châu Âu, Iran, Nga và Trung Quốc, cùng ngày mà Iran sẽ phá vỡ một phần của thỏa thuận hạt nhân bằng cách vượt qua giới hạn 300kg được áp đặt cho kho dự trữ uranium làm giàu thấp.

Iran tuyên bố sẽ thực hiện các bước vi phạm thỏa thuận nghiêm trọng hơn nữa vào ngày 7/7, khi tăng mức độ tinh khiết làm giàu uranium vượt quá giới hạn 3,67% được đặt ra trong thỏa thuận. Rất có thể đây chỉ là mức tăng tượng trưng lên 3,68%, nhưng nếu Iran tiếp tục tăng mức độ này, châu Âu sẽ lo ngại rằng khoảng thời gian đột phá cần thiết để Iran có thể làm giàu đủ uranium cho bom hạt nhân có thể giảm xuống dưới một năm.

Iran sẽ lập luận rằng, từ lâu, họ đã cảnh báo về động thái sẽ vi phạm giới hạn được quy định trong thỏa thuận Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), và cho rằng họ có quyền thực hiện các bước để đình chỉ các phần của thỏa thuận nếu một bên ký kết thỏa thuận này không tuân thủ cam kết, đặc biệt là cam kết thúc đẩy thương mại giữa EU và Iran.

Khởi động cơ chế giao dịch giữa châu Âu và Iran

Rất ít khả năng EU sẽ chống lại việc các nước châu Âu tham gia thỏa thuận đang sử dụng những nỗ lực tốt nhất của mình để thúc đẩy thương mại với Iran, tuy nhiên, EU cũng không có nghĩa vụ phải theo đuổi thỏa thuận này để thực hiện các biện pháp bù đắp cho tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với bất kỳ công ty nào giao dịch với Iran. Chế độ trừng phạt của Mỹ - bao gồm loại bỏ tất cả các miễn trừ xuất khẩu dầu của Iran - đã hà khắc hơn nhiều so với những gì châu Âu hoặc Iran dự đoán.

EU sẽ lập luận rằng hạn mức tín dụng nên được Tehran xem là tín hiệu của ý định khởi động một cơ chế giao dịch, sẽ tập trung đầu tiên vào hàng hóa nhân đạo, cho phép các công ty giao dịch có quyền truy cập tối thiểu vào hệ thống ngân hàng.

EU vẫn chưa công bố bất kỳ giao dịch cụ thể nào theo cơ chế này, nhưng các quan chức EU đã nhiều lần nói rằng một số thỏa thuận sẽ được công bố trong vài ngày tới. EU có thể không công khai các giao dịch cụ thể vì e ngại việc này sẽ cảnh báo Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Iran chưa sẵn sàng?

Ý tưởng về một cơ chế giao dịch đã được công bố lần đầu tiên vào tháng 1, nhưng đòi hỏi sự phối hợp quốc tế về pháp lý và kỹ thuật để có thể xây dựng một kế hoạch mà ngay cả các ngân hàng trung cấp châu Âu cũng sẵn sàng tham gia.

Các quan chức châu Âu nhận ra rằng, trong những tuần tới, cuộc khủng hoảng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, khi mà cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế chính thức tuyên bố Iran vi phạm thỏa thuận. Đồng thời, Pháp, Đức và Ý khiến người ta càng lo ngại hơn về chương trình tên lửa đạn đạo của Iran khi các nước này đều cho rằng chương trình này được thiết kế để có khả năng cung cấp trọng tải hạt nhân.

Các nhà lãnh đạo châu Âu dự định sẽ cố gắng thuyết phục Mỹ đẩy lùi cuộc khủng hoảng, và làm rõ các yêu cầu đối với Tehran trong Hội nghị Thượng đỉnh G20 của các nhà lãnh đạo thế giới tại Nhật Bản cuối tuần này. Nga và Trung Quốc cũng có khả năng thúc giục Mỹ lùi bước. Nhật Bản với tư cách là chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh trở thành một trung gian hòa giải.

Tuy nhiên, Iran cho rằng, thông báo về hạn mức tín dụng được thông báo cho Iran trong các cuộc đàm phán kỹ thuật kéo dài ở Tehran tuần trước hầu như không thể hiện sự nghiêm túc trong ý định níu kéo Iran tiếp tục cam kết với JCPOA. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng nói rằng ông không sẵn sàng đàm phán trong khi đất nước của ông đang bị trừng phạt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.