Ninh Thuận: Cậu bé dân tộc Chăm đạt giải Nhì cuộc thi Toán trí tuệ Quốc tế

Cuộc thi Toán trí tuệ Quốc tế vừa được tổ chức tại Thái Lan có sự tham gia của hơn 1.000 thí sinh đến từ 22 quốc gia trên thế giới. Em Đổng Trọng Nghĩa (người dân tộc Chăm, học sinh lớp 5D Trường Tiểu học Mỹ Hương, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã xuất sắc đạt giải Nhì.

Em Đổng Trọng Nghĩa (thứ hai từ trái sang) đạt giải Nhì cuộc thi Toán trí tuệ Quốc tế vừa được tổ chức tại Thái Lan.
Em Đổng Trọng Nghĩa (thứ hai từ trái sang) đạt giải Nhì cuộc thi Toán trí tuệ Quốc tế vừa được tổ chức tại Thái Lan.

Đổng Trọng Nghĩa là con của chị Quảng Sử Trân Châu và anh Đổng Văn Dinh, đều là người dân tộc Chăm ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ở nhà, mọi người thường gọi Nghĩa là Ja Aok, đó là tên của một nhân vật trong truyện cổ tích của dân tộc Chăm, có sức mạnh phi thường, trí thông minh và tấm lòng nhân hậu.

Chị Quảng Sử Trân Châu cho biết: “Ngay từ khi con lên 4 tuổi, gia đình đã phát hiện năng khiếu toán học của Nghĩa. Mặc dù mới học lớp mẫu giáo nhỏ, nhưng khi mẹ đưa ra những bài toán cộng trừ thì Nghĩa tính rất nhanh và luôn là đáp án đúng. Trò chơi mà hai mẹ con hay chơi với nhau là trò đố vui về toán và Nghĩa rất thích thú với trò chơi này”.  

Cậu bé dân tộc Chăm đạt giải Nhì cuộc thi Toán trí tuệ Quốc tế - 2

Hồi mới 4 tuổi, cậu bé Chăm đã thích tính toán và giải nhiều bài toán cộng trừ khó.

“Khi Nghĩa học lớp 2 thì gia đình đưa con đến Trung tâm Toán Trí tuệ Superbrain Ninh Thuận để làm quen với chương trình toán học trí tuệ. Vợ chồng tôi rất  vui khi Nghĩa là 1 trong 6 thí sinh đại diện cho Việt Nam dự thi Toán trí tuệ Quốc tế vừa được tổ chức tại Thái Lan vừa qua và đạt được giải Nhì của cuộc thi”, chị Trân Châu vui mừng chia sẻ.

Anh Đổng Văn Dinh cho biết thêm: “Trước khi Nghĩa sang Thái Lan dự thi Toán trí tuệ Quốc tế, gia đình nhờ cô giáo dẫn đoàn thường xuyên thông tin kết quả cho gia đình. Khi có kết quả Nghĩa đạt giải Nhì thì cả gia đình đều rất vui. Gia đình xác định đây chỉ là sự trải nghiệm, giao lưu học hỏi với bạn bè quốc tế. Có htể sự trải nghiệm này sẽ giúp Nghĩa có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình học tập của mình”.

Kết quả bất ngờ của Nghĩa tại cuộc thi này không chỉ mang lại niềm vui cho gia đình mà còn là nguồn cảm hứng và niềm tự hào cho thầy cô, bạn bè ở ngôi trường nơi em đang theo học.

Cô Nguyễn Thị Thương Huyền, giáo viên chủ nhiệm của Trọng Nghĩa, không giấu được tự hào khi chia sẻ về Nghĩa: “Em ấy không chỉ học giỏi toán mà còn học đều các môn. Em tham gia tích cực các hoạt động mà trường và lớp phát  động. Em còn truyền cảm hứng học toán cho các bạn khác và khơi gợi sự hứng thú cho cô giáo chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy”.

Cậu bé dân tộc Chăm đạt giải Nhì cuộc thi Toán trí tuệ Quốc tế - 3
Cô Nguyễn Thị Thương Huyền, giáo viên chủ nhiệm của Trọng Nghĩa, không giấu được tự hào khi chia sẻ về Nghĩa
Cậu bé dân tộc Chăm đạt giải Nhì cuộc thi Toán trí tuệ Quốc tế - 4

Trọng Nghĩa truyền cảm hứng học toán cho các bạn bằng việc cùng nhau giải nhiều bài toán khó và hay trong giờ ra chơi

Còn với Nghĩa, cậu bé đơn giản xem thành tích này như một kinh nghiệm quý báu trên bước đường học tập cho mình. Cậu bé Chăm tâm sự: “Lần đầu tiên được tham gia giải toán trí tuệ quốc tế và đạt giải cao là một điều bất ngờ. Cuộc thi này giúp em có điều kiện trau dồi và tự tin hơn để phát huy năng khiếu của bản thân”.

Cậu bé dân tộc Chăm đạt giải Nhì cuộc thi Toán trí tuệ Quốc tế - 5

Với Nghĩa, cậu bé đơn giản xem thành tích này như một kinh nghiệm quý báu trên bước đường học tập cho mình

Khi được hỏi về ước mơ của mình, Trọng Nghĩa chia sẻ rằng: “Em mong muốn trở thành một nhà sáng lập game toán trí tuệ, tạo ra những trò chơi về toán học để mang lại niềm vui và phát triển trí sáng tạo cho mọi người”.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.