Những việc cần làm khi con bạn cảm thấy bị... bỏ rơi

GD&TĐ - Nếu con bạn từng rơi vào trường hợp này, hãy tham khảo những gợi ý sau đây để biết phải làm gì khi con bạn cảm thấy mình như bị... bỏ rơi.

Những việc cần làm khi con bạn cảm thấy bị... bỏ rơi

Một chuyên gia giáo dục chia sẻ: “Con trai tôi từng thích chơi khúc côn cầu. Con luôn là một vận động viên trượt băng và yêu thích các môn thể thao. Tôi phấn khích khi con tham gia một giải đấu khúc côn cầu trên băng lần đầu tiên. Nhưng sự phấn khích đó đã giảm đi sau vài lần luyện tập. Không ai nói chuyện với con, mặc dù con đã cố gắng bắt đầu cuộc trò chuyện. Ngay cả huấn luyện viên cũng phớt lờ con.

Một trong những cầu thủ giỏi hơn - người đã chế nhạo con và hét lên những lời tục tĩu khi con trai tôi mắc lỗi. Tôi nhìn năng lượng và sự nhiệt tình của con giảm dần trên sân băng. Trông con bị cô lập và cô đơn và tôi rất đau lòng. Tôi tiếp tục động viên con. Tôi nói với con rằng sẽ mất thời gian để hòa nhập và sẽ phải tìm cách nào đó".

1. Chia sẻ tổn thương

Khi không phù hợp hoặc không có bạn bè để dựa dẫm, con sẽ rất đau lòng. Điều ấy là tự nhiên. Tất cả chúng ta đều muốn khắc phục bất kỳ vấn đề nào mà con chúng ta đang gặp phải và chúng ta muốn làm điều đó một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, một số điều không dễ dàng tiếp cận và đặt cơ hội vào hoàn cảnh khó khăn sẽ chỉ khiến con cảm thấy đơn độc hơn.

Nếu con cảm thấy tồi tệ, tìm cách nào đó làm cho con cảm thấy dễ chịu. Dừng lại một chút để con cần sự kết nối và chúng nhận được điều đó từ việc có một người sẽ ngồi cùng chia sẻ nỗi đau của chúng.

2. Dành thời gian làm điều gì đó mà con bạn yêu thích.

Sau khi bạn dành thời gian chia sẻ nỗi đau của con, bạn sẽ cần phải dành thời gian để làm điều gì đó mà con bạn yêu thích. Chơi trò chơi điện tử yêu thích, ngay cả khi bạn ghét nó. Xem phim hoặc video YouTube mà con luôn nói về.

Đặt câu hỏi và tìm hiểu thêm về con bạn. Khi ai đó thể hiện sự quan tâm đến trẻ - đặc biệt là bố mẹ của chúng - thì con sẽ được nhắc nhở về giá trị của mình.

3. Chia sẻ câu chuyện của chính bạn

Tại thời điểm này hay thời điểm khác, hầu hết chúng ta đều có lúc bị cảm giác ruồng bỏ/bị từ chối như vậy. Hãy chia sẻ kinh nghiệm của chính cha mẹ nếu nó liên quan tốt đến con. Chia sẻ cảm giác của bạn và những gì bạn đã làm để đối phó với nó. Nó có thể mang lại cho trẻ sự thoải mái khi biết rằng bố mẹ của chúng đã đối mặt với những thử thách tương tự và đã vượt qua.

4. Khẳng định giá trị gia đình con thuộc về

Mỗi con người đều có gia trị được thuộc về, ví dụ đơn giản về gia đình của bạn. Con bạn thuộc về và lịch sử của gia đình, ví dụ có truyền thống chăm chỉ/nhân hậu. Kết nối con bạn với những đặc điểm tính cách đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dù con bạn là con nuôi hay con đẻ, chúng đều thuộc về gia đình bạn.

5. Nhắc nhở con về giá trị con người của mình

Mọi người sinh ra đều đánh giá cao như nhau. Gia đình yêu con, và một ý nghĩ thậm chí còn mạnh mẽ hơn, đó là gia đình thích sự có mặt của con. Con có giá trị đối với gia đình. Gia đình sẽ không bao giờ bỏ rơi con và sẽ dành tương lai tốt nhất cho con.

Hãy nói với con về điều này nếu con đang cảm thấy như một người ngoài cuộc.

Theo allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.