Giúp con xem trở ngại là cơ hội

GD&TĐ - Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những vất vả, thách thức dành cho tất cả chúng ta. Và đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách đó.

Cha mẹ cần dạy con cách biến trở ngại thành cơ hội (hình minh họa)
Cha mẹ cần dạy con cách biến trở ngại thành cơ hội (hình minh họa)

Ai cũng muốn công việc của mình được suôn sẻ, không gặp rắc rối nào cả. Thế nhưng, trở ngại lại thường xảy ra vào những lúc không ngờ nhất. Trước trở ngại, nhiều người thường than thân trách phận sao mình bất hạnh đến vậy. Ngược lại, có những người lại xem trở ngại xảy đến là cơ hội, là thử thách, như lẽ thường của cuộc sống. Họ luôn có niềm tin vào một viễn cảnh tươi sáng và sẵn sàng đương đầu, thách thức với chúng và quyết tâm phải vượt qua.

Để trở thành một người như vậy, ngay từ nhỏ, cha mẹ cần giúp con học cách bước qua trở ngại, xem trở ngại chính là cơ hội. Dưới đây là 4 cách để nuôi dạy những đứa trẻ có thể coi những trở ngại là cơ hội để phát triển.

1. Xác định cảm xúc

Con một cuộc thi vào trường mà con rất thích, con không đạt đủ điểm. Cảm xúc của con lúc này có thể bao gồm như: tức giận, buồn chán, lo sợ, thất vọng… Đó là phỏng đoán, còn cảm xúc thực trong con là gì? Cha mẹ cần phải giúp con tìm xem, cảm xúc ấy là gì?

Cảm xúc có thể dạy chúng ta nhiều điều về bản thân. Điều gì trỗi dậy trong chúng ta khi gặp thử thách? Nỗi sợ? Cảm giác bất lực? Khi con bạn gặp trở ngại, hãy giúp chúng xác định cảm giác của chúng và giúp chúng xử lý những cảm xúc đó. Sau đó, lập kế hoạch cùng con để phát triển các ý tưởng cụ thể để thực hiện bước tiếp theo.

“Để trẻ có khả năng coi những trở ngại là cơ hội, chúng ta cần cho chúng không gian để giải quyết vấn đề.”

2. Nghe nhanh, chậm nói

Để trẻ có khả năng coi chướng ngại vật là cơ hội, chúng ta cần cho chúng không gian để giải quyết vấn đề. Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải kìm lại phản ứng để không “nhảy vào” khi con nói và đưa ra câu trả lời. Chìa khóa ở đây là cha mẹ cần trở thành người giỏi trong việc đặt câu hỏi và cho phép con cái chúng ta có không gian để phân loại, để suy nghĩ về nó càng nhiều càng tốt trước khi chúng ta đưa ra lời khuyên.

3. Khen ngợi sự gan dạ, không phải thành tựu

Nếu con cái chúng ta tin chắc rằng những gì chúng phải làm để thành công là giành chiến thắng, thì việc coi những trở ngại là cơ hội sẽ ngày càng khó khăn. Lúc này, các chướng ngại vật sẽ giống như các mối đe dọa. Và khi bị đe dọa, sẽ có xu hướng trốn tránh hoặc bỏ chạy hơn là tham gia. Nhưng nếu chúng ta có thể học cách tôn vinh sự gan dạ/nỗ lực mà một người đặt vào một nhiệm vụ — hơn là kết quả, chúng ta có thể giải phóng con cái của mình đối mặt với những trở ngại.

4.Tóm tắt sau khi thành công và thất bại.

Đôi khi con bạn có thể thành công trong chinh phục các chướng ngại vật; nhựng cũng có những lần khác thì không. Hãy giúp con tóm tắt sau khi trải nghiệm. Nói về những gì con học được từ sau cả thành công lẫn thất bại. Tìm ra lý do tại sao con đã thất bại (hoặc thành công) và nếu có lần sau, con sẽ phải làm như thế nào.

Hãy trò chuyện sau khi thất bại hoặc thành công là một công cụ quan trọng trong kho vũ khí của cha mẹ để giúp trẻ diễn giải kinh nghiệm của mình và học hỏi từ chúng.

Theo allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ thuộc Đội chiến đấu Lữ đoàn 1, Sư đoàn Dù 82 của quân đội Mỹ.

Điều gì đã xảy ra với quân đội Mỹ?

GD&TĐ - Ngày thứ bảy lần ba của tháng 5 được Mỹ vinh danh là Ngày Lực lượng Vũ trang, một ngày lễ tôn vinh tất cả các thành viên của quân đội nước này.