Giúp con động lực muốn học hỏi

GD&TĐ - Con bạn học không tập trung, không chịu làm bài tập, lười học ham chơi, điểm học tập trung bình kém!

Cha mẹ cần giúp con động lực muốn học hỏi (hình minh họa)
Cha mẹ cần giúp con động lực muốn học hỏi (hình minh họa)

Cha mẹ nào cũng mong con mình tiến bộ hơn trong việc học tập. Tuy nhiên, không phải cứ muốn là con sẽ trở thành đứa con chăm chỉ học tập như phụ huynh mong muốn. Làm cha mẹ, điều giúp đầu tiên trong vấn đề học tập chính là tìm ra cách thức giúp con tạo động lực học tập để phát huy tốt nhất thế mạnh của con.

Sau đây là một số gợi ý mà cha mẹ cần tham khảo để giúp con mau tiến bộ. 

Phát triển môi trường đọc sách

Đọc sách không chỉ giúp trẻ phát triển vốn từ vựng phong phú hơn nhiều, nó còn giúp não bộ học cách xử lý các khái niệm và giao tiếp chính thống. Nhờ những kỹ năng tích luỹ được từ đọc sách, trẻ học tập tốt hơn các môn nghệ thuật ngôn ngữ, cả các môn kỹ thuật như Toán và Khoa học.

Trẻ yêu thích đọc sách sẽ phát triển tình yêu học tập. Trẻ gặp khó khăn với việc đọc sách, cũng sẽ gặp khó khăn với việc học. Nếu trẻ thấy đọc sách là nhàm chán hay bị bắt đọc, trẻ sẽ không muốn duy trì thói quen hữu ích này. Khả năng học tập vì thế mà bị suy giảm. Hãy để trẻ tự chọn sách, giúp trẻ đọc và sáng tạo hoạt động đọc sách để trẻ hiểu kỹ, nhớ sâu.

Cha mẹ cần khuyến khích con đọc sách theo gợi ý sau đây: Dành thời gian nhất định trong ngày để cả gia đình cùng đọc sách (20 phút/ngày); Làm gương cho con; Chuẩn bị nhiều nguồn đọc trong nhà (tiểu thuyết, poster, báo, tạp chí…);

Tìm môi trường giáo dục phù hợp

Môi trường giáo dục chất lượng là một trong những yếu tố tiên quyết cho việc học tập của con. Các bậc cha mẹ cần quan tâm tới việc chọn môi trường học phù hợp với tính cách và tương xứng khả năng của con. Thay vì bắt con làm mọi thứ rập khuôn một cách nhàm chán, có thể khéo léo đưa con vào môi trường mà con thể tự do làm điều mình thích.

Trước hết có thể tìm kiếm môi trường khiến con yêu thích, sau đó đưa con đến tham quan, học thử và biến không gian đó thành một trong những động lực mang lại nguồn cảm hứng trong học tập, giúp con phát triển một cách tự nhiên, thoải mái, không áp lực.

Khám phá tiềm năng của con

Mỗi trẻ đều có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định với năng khiếu riêng. Cha mẹ nên tìm hiểu để nhận ra thế mạnh của con mình, tạo cơ hội, điều kiện để con được phát huy, phát triển tiềm năng đó.

Tuyệt đối không nên có tư tưởng so sánh con mình với con nhà người ta vì điều đó lại khiến con mình trở nên thiếu động lực học tập, bị mặc cảm và chán nản hơn. Chúng có thể nghĩ là cha mẹ không thích mình, luôn chê bai, so sánh với người khác.

Khuyến khích con đưa ra quan điểm

Động lực học tập lớn nhất dành cho những đứa trẻ chính là tạo cho chúng cơ hội để đưa quan điểm của cá nhân. Muốn vậy, các bậc cha mẹ cần đặt ra các câu hỏi, cha mẹ có thể giúp con cách giải đáp nhưng chỉ sau khi các con đưa ra ý kiến của chúng. Đồng thời, khuyến khích con cũng đưa ra câu hỏi ngược trở lại để tập thói quen bắt não suy tư.

Con có thể chưa phải là một học sinh xuất sắc, đứng đầu lớp. Tuy nhiên, con sẽ được đánh giá là có trí tuệ, dám nghĩ, dám làm, dám hỏi, dám thay đổi. Đây cũng là cách để giúp cho các con vừa học vừa áp dụng vào thực tế, không chỉ tiếp thu những lý thuyết suông trên lớp mà còn hiểu rõ qua đời sống hàng ngày.


Trân trọng sự cố gắng của con

Bất kể con đạt được kết quả tiến bộ trong việc gì, cha mẹ cần trân trọng sự tiến bộ đó. Nếu được liên tục “tiếp lửa” sẽ giúp truyền cảm hứng cho con học tập và thách thức chính mình. Bạn hãy tập trung vào các điểm mạnh, khuyến khích phát triển tài năng của con. Có thể tặng cho con một phần quà nhỏ hoặc những lời khen ngợi để khuyến khích và động viên con đã cố gắng. 

Theo allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tạo sức hút cho nghề giáo

GD&TĐ - Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước quan tâm và quy định các chế độ, chính sách, giúp nhà giáo bảo đảm an sinh xã hội, an tâm công tác và cống hiến.

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động