Những tên tuổi tai tiếng trong Thế chiến thứ II - Kỳ cuối

GD&TĐ - Trong những tên tuổi dính líu đến Đức Quốc xã còn có một nhân vật đặc biệt, người vốn được coi như biểu tượng của “giấc mơ Mỹ” – Henry Ford. Mối quan hệ với nước Đức phát xít của nhân vật này thật sự là một sự thật tréo ngoe, bởi khó mà hình dung được “giấc mơ Mỹ” lại được xây dựng trên nền móng của lý tưởng Đức Quốc xã.

Những tên tuổi tai tiếng trong Thế chiến thứ II - Kỳ cuối

Henry Ford

Không chỉ thế, năm 1938, Henry Ford còn được Đức Quốc trưởng trao tặng huân chương Chữ thập vĩ đại nhân sinh nhật 75 tuổi. Ford là người Mỹ đầu tiên được nhận huân chương này; việc nước Đức phát xít trao tặng huân chương cao nhất này cho một người nước ngoài cũng là điều vô cùng hi hữu. Tấm huân chương được coi như sự trao đổi cho khoản nợ của Adolf Hitler đối với nhà sản xuất này.

Bản thân Hitler cũng phát biểu rằng đã coi Ford như một nguồn cảm hứng, thậm chí còn trưng bày ảnh của Ford trên bàn làm việc. Các kỹ sư Đức đã áp dụng một số công nghệ và chức năng từ Ford vào thiết kế xe Volkswagen, thậm chí các kỹ sư của hãng Ford cũng được mời làm việc cho các nhà máy mới.

Mặc dù Ford là người công khai chống Do Thái, nhưng ông cũng kịch liệt phản đối chiến tranh và khinh thị khía cạnh quân sự của chủ nghĩa phát xít. Tuy thế, trước khi Mỹ tham gia chiến tranh, điều này cũng không ngăn cản Henry Ford cung cấp cho Đức các thiết bị quân sự, trong khi lại từ chối sản xuất động cơ cho Không lực Hoàng gia Anh.

Gia tộc Rockefeller

Hitler rất tâm huyết với thuyết Ưu sinh và tự giao cho mình nhiệm vụ thành lập “chủng tộc siêu đẳng” của giống người Aryan tóc vàng, mắt xanh. Tuy nhiên, Hitler không phải là người đầu tiên đưa ra ý tưởng này. Từ năm 1909, gần nửa số ca triệt sản trên thế giới đã diễn ra ở California, dưới cái bóng của thuyết Ưu sinh.

Quỹ Rockefeller là một tổ chức gồm những chuyên gia “say đắm” với thuyết Ưu sinh. Năm 1926, họ đã quyên góp 410.000 USD, tương đương với 4 triệu USD ngày nay, cho hàng trăm nhà nghiên cứu Đức. 250.000 USD trong số tiền này được chuyển tới Viện Tâm thần Đức, thuộc Viện Kaiser Wilhelm, nơi nhà tâm thần học, gene học kiêm ưu sinh học Ernes Rudin đang nghiên cứu và thực hành phương pháp này. Sau này, Ernes Rudin đã trở thành giám đốc cho công cuộc chinh phục y học có hệ thống của Hitler.

Năm 1929, khi khoản tiền 317.000 USD từ Rockefeller được chuyển tới, Viện Nghiên cứu não của Đức đã được tân trang và phát triển. Sau này, Viện này trở thành trung tâm tiến hành các thử nghiệm giết người của Rudin.

Quỹ Rockefeller còn cung cấp tài chính cho Viện Nhân chủng học, Di truyền Con người và Ưu sinh, thuộc Viện Kaiser Wilhelm tại Berlin. Cũng nhờ những khoản tiền từ Rockerfeller mà niềm đam mê kỳ quặc của Joseph Mengele đối với các cặp song sinh đã được phát triển “rực rỡ” (Josef Mengele là một sĩ quan Schutzstaffel người Đức và cũng là một bác sĩ ở Trại tập trung Auschwitz trong chiến tranh thế giới thứ hai, cũng là thành viên của một nhóm các bác sĩ làm công việc “tuyển chọn”: Những người mới đến được cho là có khả năng làm việc sẽ được nhận vào trong trại, còn những người bị coi là không phù hợp để lao động sẽ bị hành quyết ngay lập tức trong các phòng hơi ngạt).

Mặc dù gia tộc Rockefellers không hay biết về những sản phẩm do những “quái vật” mà họ đã tài trợ tạo nên, nhưng sự thật là số tiền từ gia tộc này đã góp phần làm nền móng cho những hoạt động tội lỗi đội lốt khoa học trong các chiến dịch của Hitler.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.