Tuy nhiên sự thực không phải lúc nào cũng như vậy. Trong lúc nhiều người làm những gì họ buộc phải làm để cố gắng tồn tại qua nỗi kinh hoàng phát xít, thì cũng có rất nhiều người đã thực sự hưởng lợi từ Đức Quốc xã.
Đối với hàng triệu con người, Chiến tranh Thế giới lần thứ II thực sự là một phép thử đạo đức vô cùng khốc liệt.
Gia đình Vuitton
Louis Vuitton có lẽ là cửa hàng duy nhất được phép tiếp tục mở tại tầng trệt khách sạn du Parc trong suốt Chiến tranh Thế giới II. Tài sản khổng lồ này không là gì khác ngoài trụ sở của chính phủ bù nhìn Marshal Philippe Petain, còn Henry Gaston (là cháu của Vuitton) thì luôn được gia đình hối thúc trong việc kết thân với chính quyền Petain để tạo điều kiện đặc biệt cho doanh nghiệp này phát triển.
Gaston nhanh chóng trở thành gương mặt quen thuộc tại quán cà phê gần đó, điểm tụ ưa thích của các thành viên Gestapo. Thậm chí ông ta còn trở thành một trong những người Pháp đầu tiên được chính phủ bù nhìn Petain bổ nhiệm.
Mặc dù không bao giờ được thể hiện công khai trong hồ sơ kinh doanh của gia đình Vuitton, nhưng thương hiệu nổi tiếng này đã từng bị chỉ trích vì đã thiết lập một nhà máy chuyên tạo dựng những bức tượng để trưng bày trong các chiến dịch nhằm quảng bá sự “vinh quang” của Petain. Con số chính xác là 2.500 bức tượng.
Hardy Kruger
Tuy nổi tiếng nhất nhờ những vai diễn cùng những ngôi sao lừng danh như John Wayne và Richard Burton, nhưng Hardy Kruger lại bắt đầu sự nghiệp của mình từ một diễn viên của Đế chế Đức. Giống như nhiều thanh thiếu niên Đức giai đoạn đó, 13 tuổi, Kruger đã là thành viên của Đội thiếu niên Hitler.
15 tuổi, Hardy Kruger bắt đầu bước vào làng điện ảnh qua bộ phim của Đức Quốc xã. Bộ phim đầu tay của diễn viên này có tên Đại bàng trẻ, được công chiếu năm 1944.
Nhờ đó Kruger đã trở nên đặc biệt thân thiết với một diễn viên - cựu binh Đức tên là Hans Sohnker. Sohnker biết rất rõ các chi tiết về nạn diệt chủng đang diễn ra thời điểm đó và đã tuyên truyền vào trí não diễn viên trẻ Kruger.
Sự nghiệp diễn viên của Kruger bị gián đoạn do được tuyển vào Sư đoàn SS Nibelungen vào giai đoạn cuối cuộc chiến, lúc đó Kruger đã 16 tuổi.
Chỉ đến lần được lệnh xả súng giết một nhóm binh sĩ Mỹ, Kruger đã không thể thực hiện nhiệm vụ và suýt bị tử hình vì tội hèn nhát. May mắn thay, mệnh lệnh đã được đình chỉ. Kruger bỏ trốn vào trong núi ẩn mình cho đến khi chiến tranh kết thúc.
(Còn tiếp)