Những tên tuổi tai tiếng trong Thế chiến thứ II - Kỳ 3

GD&TĐ - Nhà văn người Mỹ F. Scott Fitzgerald nổi tiếng với tác phẩm Gatsby vĩ đại bắt đầu tỏa sáng trên văn đàn từ giữa những năm 1930. Khi đó, Fitzgerald kiệt quệ vì túng thiếu, kết quả của tình trạng nghiện rượu, sự hoang phí của vợ và chi phí nuôi con.

Những tên tuổi tai tiếng trong Thế chiến thứ II - Kỳ 3

F. Scott Fitzgerald

Mặc dù thế, năm 1936, giới tinh hoa Hollywood còn phải chịu đựng nhiều hơn nữa. Lệnh kiểm duyệt của phát xít khiến các xưởng phim ảnh hưởng nặng nề. Khi đó chỉ còn 3 công ty lớn nhất trụ lại được ở Đức là MGM, Paramount và Fox. Tháng 4/1937, tập cuối cùng của tác phẩm bộ ba 3 người lính của Erich Maria Remarque được phát hành ở Mỹ. Tác phẩm này vốn xuất phát từ Mỹ những năm 1920, khi mà thế lực phát xít đang từng bước tiến lên giành quyền lực.

Nhà sản xuất của hãng MGM thời đó là Joseph L. Mankiewicz quyết định thuê F.Scott Fitzgerald viết kịch bản. Fitzgerald được trả 1.000 USD/tuần trong 6 tháng – một khoản tiền lớn so với thu nhập trung bình năm chỉ khoảng 1.780 USD. Nhà văn đã hoàn thành kịch bản này với thái độ chống đối Đức Quốc xã. Lẽ ra đây sẽ là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Hollywood bày tỏ thái độ chống phát xít. Rất tiếc, bộ phim đã bị kiểm duyệt chặt chẽ, còn dù Fitzgerald đã kiếm tiền khủng nhờ vẽ nên bức tranh về sự tàn độc của phát xít, nhưng công chúng không bao giờ được chiêm ngưỡng bức tranh ấy.

Hugo Boss

Hugo Boss AG, thường được viết tắt là BOSS, là một thương hiệu thời trang danh tiếng của Đức. Hãng được thành lập năm 1924, có trụ sở tại Metzingen. Sau chiến tranh và sau khi nhà sáng lập qua đời, hãng chuyển sang sản xuất trang phục nam giới. Công ty này đã lên sàn chứng khoán năm 1985, đồng thời tung ra dòng nước hoa cùng năm đó. Năm 2000, Hugo Boss thêm vào các sản phẩm của mình dòng thời trang nữ, năm 2008 – 2009, thời trang trẻ em của hãng được chính thức ra mắt. Hugo Boss sở hữu hơn 1.100 cửa hàng trên khắp thế giới.

Thế nhưng ít ai biết rằng Hugo Ferdinand Boss, nhà sáng lập của hãng thời trang Hugo Boss, là một người theo chủ nghĩa xã hội dân tộc ủng hộ phát xít bằng cả niềm tin của mình và bởi thu được lợi nhuận khủng từ chế độ này. Gần đây, thương hiệu này đã gửi lời xin lỗi vì hành xử tệ bạc với 140 công nhân Ba Lan và 40 công nhân Pháp thời Thế chiến II. Ngoài việc điều hành công ty, gia đình này còn sản xuất đồng phục cảnh sát và bưu điện. Tuy nhiên, những hợp đồng béo bở đầu tiên của họ là sản xuất áo sơ mi màu nâu cho các đội lính phát xít. Sau đó, cũng hãng thời trang này cung cấp đồng phục màu đen và nâu cho đội Hitler Trẻ, cuối cùng là cung cấp toàn bộ đồng phục màu đen cho đội quân SS.

Tất nhiên, Hugo Boss hưởng lợi kếch xù từ những hợp đồng này. Và mặc dù không phải chính tay Hugo Boss thiết kế đồng phục cho SS, nhưng đến giờ, người ta vẫn còn ghi nhớ rằng chính những hợp đồng béo bở với phát xít Đức đã tạo nên đế chế Hugo Boss danh tiếng ngày nay.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ