Những tên tuổi tai tiếng trong Thế chiến thứ II - Kỳ 2

Ngày nay, khi nhắc đến cái tên Porsche, hầu như ai cũng nghĩ tới thương hiệu ô tô sang trọng, nơi sản xuất những chiếc xe có tốc độ vượt trội và kiểu dáng hoàn hảo, cùng mức giá vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên, đã từng có thời gian Porsche không gắn liền với những giá trị hiện đại đó.

Những tên tuổi tai tiếng trong Thế chiến thứ II - Kỳ 2

Ferdinand Porsche

Năm 1933, khi Hitler lên nắm quyền, tại triển lãm ô tô Berlin, Ferdinand Porsche giới thiệu ý tưởng của mình về một chiếc xe nhỏ bé và quan trọng nhất là có giá thành không đắt đỏ. Cũng tại nơi này, Hitler cũng tuyên bố kế hoạch biến nước Đức thành một “đất nước của ô tô”, cũng tương tự như Henry Ford đã làm biến đổi nước Mỹ. Sau đó, năm 1934, Hitler và Porsche đã gặp gỡ để thảo luận các kế hoạch cho “chiếc xe nhân dân”, tiếng đức là Volkswagen.

Kết quả là nhờ sự hợp tác giữa nhà sản xuất ô tô và nhà độc tài phát xít, chiếc Volkswagen Bug/ Beetle xinh xắn đã ra đời. Kể từ đó, ước tính đã có khoảng 23 triệu chiếc xe mang thương hiệu này được sản xuất. Volkswagen Bug/Beetle đã trở thành chiếc xe bán chạy nhất trong lịch sử. Để sản xuất được lượng xe lớn như vậy, khi Ferdinand Porsche còn là Tổng Giám đốc, tù nhân chiến tranh từ châu Âu đã được chuyển về nhà máy Volswagen ở Wolfsburg (Đức) để làm việc. Bản thân Ferdinand Porsche cũng say mê chủ nghĩa phát xít. Ông chủ hãng xe danh tiếng này đã không chỉ sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy các ý tưởng mới mà còn thu lợi lớn ngay từ thời hoàng kim của Đế chế Đức.

Cristobal Balenciaga

Với lòng đam mê thiết kế thời trang từ tuổi lên 3, cuộc xâm chiếm của phát xít Đức vào nước Pháp năm 1940 cũng không thể khiến Balenciaga dừng bước trong sự nghiệp thời trang của mình.

Khi chiếm nước Pháp, phát xít Đức đã ra lệnh bên thua cuộc phải chuyển toàn bộ nền công nghiệp thời trang phát triển rực rỡ của Pháp sang Đức. Tuy nhiên, nhà thiết kế lừng danh nước Pháp thời đó là Lucien Lelong đã thương lượng với phát xít Đức để đạt một thỏa thuận ở mức trung gian: Thống nhất giao toàn bộ phần công nghiệp do người Do Thái quản lý cho Đức, đổi lại, nền thời trang Pháp vẫn được phép phát triển ở cả Lyon và Paris.

Mặc dù không trực tiếp là một phần trong thỏa thuận này, nhưng nhờ đó, hãng thời trang của Balenciaga vẫn tồn tại, trở thành một trong 60 hãng thời trang mà phát xít Đức cho phép hoạt động tại Pháp. Năm 1940, ông khai trương showroom của mình tại Paris. Balenciaga hoạt động phát đạt nhờ mối quan hệ thân thiết của ông chủ hãng với đồng minh của Hitler là tướng Franco. Trước khi chiến tranh, Balenciaga là bạn thân của vợ Franco và đã thiết kế cho người phụ nữ này rất nhiều bộ thời trang, và ông vẫn tiếp tục công việc này tiếp sau đó. Thực tế, nơi làm việc cuối cùng của Balenciaga trước khi về hưu là hãng thời trang áo cưới của cháu gái tướng Franco.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Yêu chay” không có nghĩa là mối quan hệ thiếu tình yêu. (Ảnh: ITN)

Vì sao 'yêu chay' ngày càng phổ biến?

GD&TĐ - Có tới 40 triệu người Mỹ đang trong các mối quan hệ lãng mạn không quan hệ tình dục. Đáng nói,phần lớn những người này hoàn toàn hài lòng với điều đó.