Những tấm áo nghĩa tình - Ấm lòng nhà giáo trước mùa hiến chương

GD&TĐ - Sự động viên của xã hội chính là động lực để các thầy cô giáo đang công tác ở địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk nỗ lực bám trường, bám lớp.

Niềm vui của các cô giáo Trường Tiểu học Cư Pui I.
Niềm vui của các cô giáo Trường Tiểu học Cư Pui I.

Ngày 1/10, Đoàn công tác của Sở GD&ĐT, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk và Phòng GD&ĐT huyện Krông Bông vừa có chuyến thăm, động viên các nhà giáo đang công tác tại Trường Tiểu học Cư Pui I và Cư Pui II, xã Cư Pui, huyện Krông Bông.

Đây là địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông chưa thuận lợi và nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột hơn 80km.

Đoàn công tác tặng quà, động viên thầy cô giáo Trường Tiểu học Cư Pui I.

Đoàn công tác tặng quà, động viên thầy cô giáo Trường Tiểu học Cư Pui I.

Nhân dịp này đoàn công tác đã gửi tặng 82 bộ quần áo trị giá gần 30 triệu đồng và 2 bình nước nóng lạnh, trị giá 3,3 triệu/ bình đến các thầy cô đang công tác tại trường Tiểu học Cư Pui I và Cư Pui II, xã Cư Pui, huyện Krông Bông.
Theo đại diện Hội VHNT, số quần áo trao tặng dịp này do hội kết nối một chủ cửa hàng quần áo ở TP Thái Bình. Sau khi trao đổi, biết điều kiện của các thầy cô ở huyện Krông Bông, chủ cửa hàng đã gửi một số quần áo đến động viên tinh thần nhà giáo ở vùng sâu. Chỉ sau 3 ngày liên lạc, quà đã đến TP Buôn Ma Thuột bằng xe khách. Mỗi bộ còn nguyên tem mác, được phân loại theo size và gói từng bộ trong túi nilông.

Nhà văn Niê Thanh Mai (bên phải) trao tặng tạp chí của Hội VHTN tỉnh cho đại diện Trường Tiểu học Cư Pui I.

Nhà văn Niê Thanh Mai (bên phải) trao tặng tạp chí của Hội VHTN tỉnh cho đại diện Trường Tiểu học Cư Pui I.

Ngoài ra, khi biết lịch công tác của đoàn, cô Mai Hoa Niê Kđăm, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã thay mặt gia đình cụ Ama Khê (nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk - PV) trao hai món quà là bình nước nóng lạnh.

Đoàn công tác tặng quà, động viên thầy cô giáo Trường Tiểu học Cư Pui II.

Đoàn công tác tặng quà, động viên thầy cô giáo Trường Tiểu học Cư Pui II.

Đón nhận những món quà ý nghĩa, ông Nguyễn Hồng Thuần – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cư Pui II xúc động: “Thay mặt tập thể nhà trường, tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các tổ chức, cá nhân và xã hội đã luôn quan tâm, gửi quà động viên tinh thần. Đây là động lực để chúng tôi đoàn kết, động viên nhau vượt qua khó khăn, bám trường, bám lớp. Thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người ở nơi vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng cuộc sống trên địa bàn”.

Cô giáo Đỗ Thị Kim Phúc (bên phải) và đồng nghiệp vui mừng vì được sự quan tâm của xã hội.

Cô giáo Đỗ Thị Kim Phúc (bên phải) và đồng nghiệp vui mừng vì được sự quan tâm của xã hội.

Cầm trên tay bộ đồ mới, cô Đỗ Thị Kim Phúc – giáo viên Trường Tiểu học Cư Pui I hồ hởi nói: “Hơn 35 năm trong ngành GD, chủ yếu gắn bó với địa bàn vùng sâu, vùng xa, nên bản thân tôi cũng chỉ dám mua bộ đồ tầm 100 ngàn để mặc ở nhà. Chỉ dành để mua đồ dài đi dạy. Nay nhận được món quà này thật ý nghĩa và cảm thấy ấm áp. Đặc biệt, khi có bình nước nóng, thầy cô có thể pha trà, pha ly sữa, pha mì tôm khi ở lại chờ dạy buổi chiều. Xin được cảm ơn mọi người đã quan tâm, động viên chúng tôi”.

Theo bà Lê Thị Thanh Xuân – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Krông Bông, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư nhiều cho các trường học ở địa bàn vùng căn cứ cách mạng, vùng khó. Tuy nhiên với đại bàn rộng, chủ yếu là đồi núi bao quanh, giao thông xuống cấp dẫn đến rất khó khăn cho thầy cô và các em học sinh.

Các cô giáo Trường Tiểu học Cư Pui II xúc động trước những tình cảm, sự quan tâm mà xã hội dành cho mình.

Các cô giáo Trường Tiểu học Cư Pui II xúc động trước những tình cảm, sự quan tâm mà xã hội dành cho mình.

“Từ trung tâm huyện xuống đây hơn 30km, nhưng nhiều hôm đi công tác, chúng tôi phải đi từ 5h sáng. Thậm chí, muốn vào một số điểm trường thuộc Cư Pui II, thì cơ sở phải bố trí xe máy để tăng bo. Có nhiều thầy cô, cả tháng mới dám về thăm nhà một lần. Mà cũng phải canh lúc trời không mưa. Khó khăn là vậy, nhưng hầu hết thầy cô đều rất chịu khó, chịu khổ để bám trường, bám lớp. Ở các điểm lẻ, thầy cô phải thường xuyên đến từng nhà để vận động gia đình cho các em đi học”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ