Những phụ nữ “tai tiếng” nhất trong lịch sử

 

Những phụ nữ “tai tiếng” nhất trong lịch sử

Luisa Casati

Luisa Casati (1881 - 1957) sinh ra trong gia đình giàu có. Sống trên nhung lụa cực đỉnh giàu sang, gia đình này cũng luôn bày tỏ sự căm ghét đối với mọi thứ trần tục.

Thoạt đầu, Luisa có khoản thừa kế kếch xù, dường như cô hài lòng với cuộc sống của mình, giống hầu hết những người thừa kế giàu có khác. Điều này đã thay đổi khi cô gặp nghệ sĩ Gabriele DiênAnnunzio.

Hai người có mối quan hệ tình cảm ngoài luồng. Ảnh hưởng của người đàn ông này đã góp phần hình thành nhân cách, mà từ đó cô trở nên nổi tiếng.

Luisa từng nói. Tôi muốn trở thành một tác phẩm nghệ thuật sống động. Thực tế cô đã thành công, với hình ảnh được ghi lại trong nhiều bức tranh, tác phẩm điêu khắc và ảnh. Danh tiếng của cô trong giới thời trang vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Trong suốt gần ba thập kỷ, Casati nổi danh với sự lập dị, khiến xã hội châu Âu thích thú. Vai diễn nữ tiếp viên xinh đẹp và ngông cuồng trong vở ballets Russes là một trong số những huyền thoại về người đàn bà này. Cô cũng làm khán giả kinh ngạc khi diễu hành với một đôi báo gấm và đeo rắn sống làm trang sức.

Không chỉ gây sốc vì những ý tưởng ngông cuồng, cô còn làm cánh đàn ông điên đảo khi quyến rũ các nghệ sĩ và nhà văn nổi danh như Robert de Montesquiou, Romain de Tirtoff (Erté), Jean Cocteau, và Cecil Beaton... Casati cũng là nguồn cảm hứng cho việc xây dựng tính cách của nhân vật

Isabella Inghirami trong Forse che si forse che no (có thể có, có thể không). Nhân vật La Casinelle trong hai tiểu thuyết của Michel Georges-Michel, Dans la fete de Venise (1922) và Nouvelle Riviera (1924) cũng được truyền cảm hứng từ nữ nghệ sĩ này.

Năm 1910, Casati đã cư trú tại Palazzo Venier dei Leoni, trên kênh đào Grand ở Venice (Ý) và sở hữu nó cho đến khoảng năm 1924; đồng thời trở thành Casati nhà sưu tập với những động vật kỳ lạ.

Cô còn được các nhà thiết kế thời trang như Fortuny và Poiret bảo trợ. Từ năm 1919 - 1920, cô sống tại Villa San Michele ở đảo Capri. Khi đó, ngôi nhà đã trở thành nơi tụ tập của các nghệ sĩ, những người đồng tính nam và đồng tính nữ.

Hình ảnh của Casati được các nghệ sĩ như Giovanni Boldini, Paolo Troubetzkoy, Adolph de Meyer, Romaine Brooks (người mà cô đã ngoại tình), Kees van Dongen và Man Ray thể hiện qua vô số tranh và tượng chân dung.

Thực tế, cô đã chi trả một khoản tiền lớn cho các tác phẩm này, để thỏa mãn lòng mong muốn “tạo ra sự bất tử”. Cô cũng là “nàng thơ” của những nhà nghệ sĩ trẻ người Ý như FT Marinetti,

Fortunato Depero và Umberto Boccioni. Bức chân dung mà Augustus John sáng tác về cô là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất tại Phòng trưng bày nghệ thuật Ontario.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.