Những phụ nữ “tai tiếng” nhất trong lịch sử

GD&TĐ - Một người “tai tiếng” có thể là bất kỳ ai vượt khỏi các quy tắc được xã hội, mặc dù trong suốt chiều dài lịch sử, việc “vượt qua các quy tắc” cũng có thể mang đến điều gì đó có ý nghĩa. 

Những phụ nữ “tai tiếng” nhất trong lịch sử

Nói cách khác, về cơ bản, những người phụ nữ được gọi là “tai tiếng” có thể chỉ là những người đã làm gì đó khác thường, thay vì yên phận làm vợ, làm mẹ. Nhiều người trong số họ đã phải chịu đựng bạo lực hoặc bị ngược đãi, nhưng họ vẫn đứng dậy, bất chấp sự trấn áp.

Cho dù sự “vượt qua các quy tắc” là vì tình yêu, kiến thức hay đam mê, những người phụ nữ ấy ít nhiều đã gây xôn xao trong xã hội họ sống và hoạt động.

Julie DAubigny

Giai đoạn cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, Julie dAubigny, hay còn được gọi là Mademoiselle Maupin,đơn giản hơn nữa là La Maupin, là một nữ kiếm thủ kiêm ca sĩ opera người Pháp.

Sự nghiệp đầy biến động và cuộc sống phóng khoáng của bà là chủ đề của những câu chuyện đồn đại đầy màu sắc thời đó, truyền cảm hứng cho nhiều vai diễn sau này.

Cô cũng là nguồn cảm hứng để nhà văn Théophile Gautier xây dựng nhân vật Madeleine de Maupin, trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của ông.

Julie sinh năm 1673, là con gái của ông Gaston Keyboardubigny, một thư ký của Louis de Lorraine-Guise (Bá tước vùng Armagnac) và thầy dạy cưỡi ngựa của vua Louis XIV. Ông cũng thường dạy cho các tùy tùng của nhà vua. Chính vì thế, con gái ông đã được học nhảy, đọc, vẽ, đấu kiếm cùng tùy tùng và mặc quần áo như một cậu bé từ khi còn nhỏ.

Vào năm 1687, Julie kết hôn với một nhà quý tộc vùng Saint - Germain - en -Laye, trở thành quý bà Maupin (hay đơn giản là “La Maupin”, theo phong tục của Pháp). Ngay sau đám cưới, chồng cô đã nhận được một vị trí hành chính ở miền nam nước Pháp, nhưng vì lý do riêng nên cô đã không theo chồng đi nhận chức mà ở lại Paris.

Cùng năm 1687, La Maupin yêu một trợ lý đấu kiếm tên là Sérannes. Khi cảnh sát truy bắt Serannes vì đã giết một người đàn ông trong một cuộc đấu tay đôi bất hợp pháp, cặp đôi đã trốn đến Marseille.

Trên đường về phía nam, La Maupin và Sérannes kiếm sống bằng cách tổ chức biểu diễn đấu kiếm và hát trong các quán rượu, các hội chợ địa phương. Trong các hoạt động ấy, La Maupin mặc trang phục nam nhưng không che giấu giới tính.

Khi đến Marseille, cô tham gia công ty opera của Pierre Gaultier và biểu diễn dưới tên thời con gái.

Sau đó, Julie đem lòng yêu thương một… thiếu nữ. Khi cô gái bị cha mẹ đưa vào tu viện, Julie đã âm mưu cướp người tình bằng cách lấy trộm thi thể của một nữ tu, đặt vào giường của người con gái nọ và châm lửa.

Hai người đã chạy trốn, nhưng cuối cùng, cuộc tình cũng chỉ kéo dài được 3 tháng. La Maupin bị kết tội vắng mặt, với tư cách là một người đàn ông, do cáo buộc bắt cóc, đánh cắp thi thể, đốt phá và không xuất hiện trước tòa án theo lệnh. Bản án dành cho cô là thiêu sống.

La Maupin chuyển đến Paris và kiếm sống bằng ca hát. Cô gặp một cựu diễn viên tên là Maréchal và được hướng dẫn cô cư xử “theo phong cách Paris”.

Ở Villeperdue, cô vẫn mặc trang phục nam giới và bị một nhà quý tộc trẻ xúc phạm. Julie tức giận thách đấu và đã thắng khi đâm trúng vai người này. Sau đó cô đến thăm đối thủ, để rồi nảy sinh quan hệ tình cảm kéo dài giữa hai người. Khi người tình qua đời vì đau ốm vào năm 1705, La Maupin tuyệt vọng rời bỏ tất cả và ở ẩn tại một tu viện, có lẽ là ở Provence.

Dĩ nhiên, vào thời đó, với những điều gây ra, Julie d’Aubigny trở thành một hiện tượng gây sốc và mang nhiều tai tiếng. Cô qua đời một cách lặng lẽ vào năm 1707, khi mới tuổi 33.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giờ thực hành của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (Đại học Thái Nguyên). Ảnh: Website nhà trường

Cần 'cú hích' cho đại học vùng

GD&TĐ - Dù đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng 30 năm qua, các đại học vùng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.