Margaret Campbell
Cô Margaret Campbell là người thừa kế giàu có, lớn lên ở Mỹ. Vào năm 1951, cô kết hôn với công tước người Anh tên là Ian Campbell. Đến năm 1954, cả hai chán cuộc sống chung và đến năm 1959, họ bắt đầu quá trình ly hôn. Đây là một cuộc ly hôn cực kỳ tai tiếng, và những điều được tiết lộ trong quá trình tố tụng là nguyên nhân gây ra những rắc rối cho Margaret.
Cả hai bên đều cố gắng “đào mỏ” phía bên kia. Vị công tước người Anh đã thuê điều tra riêng. Năm 1963, ông này phát hiện một cuốn nhật ký của Margaret cũng như 13 bức ảnh dung tục mà vợ mình chụp với những người đàn ông khác.
Phán quyết của tòa án đưa ra hoàn toàn không có lợi cho Margaret. Vị thẩm phán tuyên bố người phụ nữ này có nhu cầu tình dục cao, đã không còn thỏa mãn với các hoạt động tình dục bình thường và bắt đầu thực hiện các hành vi “đáng ghê tởm”. Tuy nhiên, những gì ông Ian Campbell nhận được không hoàn toàn là miễn phí. Người đàn ông này đã mang tai tiếng từ câu lạc bộ mà mình điều hành với cái tên White. Chính vì thế, vụ ly hôn sặc mùi tình dục và tiền bạc này cũng chỉ càng làm cho hình ảnh của ông ta trở nên xấu xí hơn mà thôi.
Sophie Germain
Sophie Germain là một phụ nữ Pháp, sống trong giai đoạn cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Đó là một người phụ nữ đầy đam mê, đã đấu tranh cho tham vọng của mình ngay cả khi gặp sự cản trở từ cha mẹ và xã hội.
Sophie phát hiện ra tình yêu Toán học khi khám phá thư viện của người cha. Cô say mê với câu chuyện của Archimedes. Cô tự hỏi tại sao học giả Hy Lạp cổ đại này lại say mê Toán học, vì vậy cô quyết định nghiên cứu tất cả những cuốn sách trong thư viện viết về Toán học. Cô thậm chí còn học tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh để có thể hiểu đầy đủ một số văn bản cổ xưa. Cha mẹ Sophie không đồng ý với sở thích của con gái mình, cho rằng niềm say mê ấy không phù hợp với một người phụ nữ trẻ.
Bất chấp sự ngăn cản, Germain vẫn tiếp tục học Toán. Sau này, bà sử dụng bút danh là M. Le Blanc để có thể nhận được bài ghi từ các giờ giảng (thời đó, phụ nữ không được phép tham dự các giờ giảng) và bắt đầu tiếp xúc với một số nhà toán học, bao gồm Joseph-Louis Lagrange và Carl Friedrich Gauss. Công trình nghiên cứu “Định lý cuối cùng của Fermat” được coi là đóng góp lớn nhất cho Toán học của Sophie Germain. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tấm gương nỗ lực học tập và nghiên cứu của bà mới chính là món quà lớn mà bà dành cho thế giới.
(Còn tiếp)