Những người thầy thầm lặng

GD&TĐ - Hơn 35 năm, nhiều thế hệ giáo viên tại Trường Dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ đã lặng lẽ nuôi dưỡng biết bao trò khiếm thính, khiếm thị...

Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Cần Thơ đến khảo sát hoạt động làm thủ công mỹ nghệ của học sinh khiếm thị.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Cần Thơ đến khảo sát hoạt động làm thủ công mỹ nghệ của học sinh khiếm thị.

Gắn bó và yêu thương

Cô giáo Lê Hoàng Ngọc Khánh có thâm niên hơn 20 năm tại Trường Dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ chia sẻ, cha mẹ làm giáo viên, từ nhỏ, cô đã yêu nghề giáo. Sau tốt nghiệp THPT, được gia đình ủng hộ, cô Khánh đăng ký tham gia chương trình đào tạo 3 năm sư phạm ngành Giáo dục đặc biệt tại Bình Dương. Tốt nghiệp, cô Khánh về công tác tại Trường Dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ đến nay.

Ngoài giảng dạy trẻ câm điếc, cô Khánh còn tham gia hoạt động can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ, hội chứng Down… miễn phí ngoài giờ lên lớp. Dạy học sinh khuyết tật khối 1, 2 nhiều áp lực bởi đây là thời điểm trẻ bắt đầu đi học, thiếu kỹ năng cá nhân (tự đi vệ sinh, phục vụ...) nên đòi hỏi giáo viên có sự chăm sóc đặc biệt. Không chỉ giảng dạy, cô còn kiêm nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Niềm vui, động lực của cô Khánh là thấy học sinh tiến bộ từng ngày.

“Sau 22 năm gắn bó với nghề, không chỉ yêu thích công việc, tôi còn đồng cảm với khó khăn, hạn chế của trẻ, cảm thông với phụ huynh. Mong muốn lớn nhất của tôi là đem kiến thức, kinh nghiệm giúp trẻ khuyết tật tiếp cận giáo dục, học tập, phát triển hòa nhập với cộng đồng”, cô Ngọc Khánh chia sẻ.

Tương tự, cô Nguyễn Thị Tuyết Nga (sinh năm 1968) - giáo viên dạy lớp 8, lớp 9 cũng gắn bó với mái trường 29 năm. “Lúc đầu tôi dự định về trường 1 năm rồi xin chuyển. Thế nhưng, sau thời gian dạy, tôi dần yêu quý mái trường và học trò nên quyết định ở lại”, cô Nga tâm sự.

Nhung nguoi thay tham lang 2.jpg
Giờ lên lớp của cô Đặng Thị Huế, người gắn bó với Trường Dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ từ năm 2011.
Nhung nguoi thay tham lang 6.jpg
Cô Nguyễn Thị Tuyết Nga dạy cho học sinh khiếm thính lớp 8, lớp 9.
Nhung nguoi thay tham lang 5.jpg
Thầy Hiệu trưởng Trần Lê Duy Khiêm (bên trái) và thầy Nguyễn Văn Vĩnh bên một số sản phẩm mỹ nghệ làm từ gáo dừa của học sinh.

Trang bị hành trang sống

Với tình thương, sự đồng cảm, các thầy cô Trường Dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ luôn tạo điều kiện cho học sinh được giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, hình thành và phát triển ngôn ngữ. Thầy cô cũng nghiên cứu phương pháp giảng dạy phù hợp từng học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin và làm thêm đồ dùng dạy học. Từ những mảnh xốp, vật liệu tái chế, giáo viên cắt thành con số, chữ cái, con vật, bông hoa… để giảng dạy bằng trực quan sinh động, giúp các em dễ hiểu và nhớ lâu.

Học sinh Trường Dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ học theo chương trình chuyên biệt, 6 năm cấp tiểu học và 6 năm THCS. Các em còn được giáo viên rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục hướng nghiệp; đào các nghề cơ bản như thủ công mỹ nghệ, điện dân dụng, may, thêu, kết cườm, nấu ăn, tin học… Đặc biệt, nhà trường thường xuyên phối hợp cùng các đơn vị tổ chức dạy nghề làm nail miễn phí cho học sinh có nhu cầu.

Thầy Nguyễn Văn Vĩnh (sinh năm 1970) công tác tại trường 31 năm, luôn “cầm tay chỉ việc” giúp học sinh sáng tạo các sản phẩm mỹ thuật, điêu khắc. Thầy Vĩnh chia sẻ, nhà trường hướng dẫn học sinh làm sản phẩm mỹ nghệ thông qua hoạt động dạy nghề 2 buổi/tuần. Các sản phẩm như bình, chậu hoa, tranh ghép gỗ… được các em làm từ gáo dừa, có khi tận dụng vật liệu đã qua sử dụng.

Phần lớn sản phẩm của học sinh làm ra được nhà hảo tâm mua ủng hộ. Số tiền này được sử dụng để mua nguyên liệu, thỉnh thoảng cuối năm, học kỳ trích ra làm phần thưởng cho các em.

Dịp Tết Nguyên đán 2024, thầy trò đã mua 400 quả dưa hấu và hỗ trợ hơn 10 học sinh tham gia điêu khắc bán trước cổng trường. Dưa hấu được điêu khắc chữ thư pháp, trang trí hoa mai, đồng xu, thỏi vàng… khá đẹp mắt. Các em còn khắc theo ý muốn của khách. Hình ảnh học sinh Trường dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ điêu khắc dưa đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người xúc động đã tìm đến mua ủng hộ.

Trường Dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ tiền thân nhà trường là Trường Dạy trẻ khuyết tật Hậu Giang, thành lập năm 1987. Trường dạy học sinh khiếm thính và khiếm thị có điều kiện hòa nhập với cộng đồng. Năm học 2022 - 2023, trường mở rộng thực hiện can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật và nhận thêm học sinh trong độ tuổi bị chậm phát triển trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ.

“Đến nay, nhiều học sinh của trường đã trưởng thành, có việc làm ổn định; một số mở cơ sở kinh doanh, nhiều em vào học tại các trường CĐ, ĐH… Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của đội ngũ sư phạm nhà trường”, thầy Hiệu trưởng Trần Lê Duy Khiêm chia sẻ.

Cô Ngọc Khánh tâm sự: Sau 22 năm gắn bó với nghề, tôi không chỉ yêu thích công việc mà còn đồng cảm với khó khăn, hạn chế của trẻ, cảm thông với phụ huynh. Mong muốn lớn nhất của bản thân là đem kiến thức, kinh nghiệm giúp trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục, học tập, phát triển hòa nhập với cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.