Những hình ảnh ấn tượng đầy nghĩa tình mùa dịch Covid-19 trong ngày 26/7

GD&TĐ - Con là bác sĩ bệnh viện dã chiến, mẹ ở nhà mở sạp rau miễn phí, cô Lệ khiếm thị làm tai heo nước mắm cho bà con vùng dịch ở TPHCM,...là những hình ảnh đẹp ấn tượng đong đầy nghĩa tình đồng bào mùa dịch Covid-19.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Vũ ý tưởng mở sạp rau 0 đồng để mẹ ở nhà bán. Ảnh chụp trước khi anh lên đường vào Bệnh viện dã chiến Thủ Đức chống dịch. Ảnh: Zing.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Vũ ý tưởng mở sạp rau 0 đồng để mẹ ở nhà bán. Ảnh chụp trước khi anh lên đường vào Bệnh viện dã chiến Thủ Đức chống dịch. Ảnh: Zing.
Cô Lệ khiếm thị làm tai heo nước mắm cho bà con vùng dịch ở TPHCM. Nguồn: Zing.
Cô Lệ khiếm thị làm tai heo nước mắm cho bà con vùng dịch ở TPHCM. Nguồn: Zing.
Những đòn bánh tét tuy giá trị không lớn, nhưng đó là tấm lòng người dân Bạc Liêu gửi đến bà con ở TPHCM để vượt qua khó khăn, sớm ổn định lại cuộc sống. Nguồn: NLĐ.
Những đòn bánh tét tuy giá trị không lớn, nhưng đó là tấm lòng người dân Bạc Liêu gửi đến bà con ở TPHCM để vượt qua khó khăn, sớm ổn định lại cuộc sống. Nguồn: NLĐ.
Chở rau củ đến bếp ăn thiện nguyện, tài xế nhận về những phần cơm còn nóng hổi. Anh lại hối hả đưa cơm đến bệnh viện cho kịp giờ ăn của bác sĩ. Trong ảnh: Anh Trần Văn Chính, tài xế của đội xe Công ty Thái Tuấn, bắt đầu làm việc từ 7 giờ cho đến nửa đêm. Thậm chí, những ngày đi tỉnh lấy rau củ, anh thức trắng. Nguồn: PLO.

Chở rau củ đến bếp ăn thiện nguyện, tài xế nhận về những phần cơm còn nóng hổi. Anh lại hối hả đưa cơm đến bệnh viện cho kịp giờ ăn của bác sĩ. Trong ảnh: Anh Trần Văn Chính, tài xế của đội xe Công ty Thái Tuấn, bắt đầu làm việc từ 7 giờ cho đến nửa đêm. Thậm chí, những ngày đi tỉnh lấy rau củ, anh thức trắng. Nguồn: PLO.

Trong 50 ngày liên tiếp, anh Bùi Thanh Tùng cùng những người bạn của mình đã nấu hơn 150.000 suất cơm hỗ trợ cho người dân TPHCM. Nguồn: VNN.
Trong 50 ngày liên tiếp, anh Bùi Thanh Tùng cùng những người bạn của mình đã nấu hơn 150.000 suất cơm hỗ trợ cho người dân TPHCM. Nguồn: VNN.
Bếp nhà san sẻ yêu thương đến tuyến đầu chống dịch và các bệnh nhi. Trong ảnh là phần ăn của nhóm chị Hoài Thư (1 trong số nhiều phụ nữ tại TPHCM đang hằng ngày chuẩn bị hơn 100 suất ăn gửi đến tuyến đầu chống dịch và các bệnh nhi) gửi đến sinh viên trường ĐH Y dược. Nguồn: PLO.

Bếp nhà san sẻ yêu thương đến tuyến đầu chống dịch và các bệnh nhi. Trong ảnh là phần ăn của nhóm chị Hoài Thư (1 trong số nhiều phụ nữ tại TPHCM đang hằng ngày chuẩn bị hơn 100 suất ăn gửi đến tuyến đầu chống dịch và các bệnh nhi) gửi đến sinh viên trường ĐH Y dược. Nguồn: PLO.

Con là bác sĩ bệnh viện dã chiến (bác sĩ Nguyễn Ngọc Vũ, đang công tác tại bệnh viện dã chiến Thủ Đức), mẹ là cô Nguyễn Thị Thu Hồng (sinh năm 1963) ở nhà mở sạp rau miễn phí. Sạp rau "tặng cho người thiếu, bán cho người cần" của cô Hồng đã giúp cho nhiều hoàn cảnh khó khăn. Nguồn: Zing.
Con là bác sĩ bệnh viện dã chiến (bác sĩ Nguyễn Ngọc Vũ, đang công tác tại bệnh viện dã chiến Thủ Đức), mẹ là cô Nguyễn Thị Thu Hồng (sinh năm 1963) ở nhà mở sạp rau miễn phí. Sạp rau "tặng cho người thiếu, bán cho người cần" của cô Hồng đã giúp cho nhiều hoàn cảnh khó khăn. Nguồn: Zing.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc xe đưa đón học sinh bị lật khiến nhiều người bị thương.

Lật xe đưa đón học sinh ở Gia Lai

GD&TĐ - Xe chở khoảng 20 học sinh các trường THCS và THPT ở Gia Lai bị lật khiến nhiều em bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.