Tàu SSLeopoldville
Có thể có nhiều người được cứu hơn, nếu có đủ tàu tham gia cứu hộ gần đó. Nhưng vào thế hệ sau, một con tàu khác đã gặp nạn với những thương vong lớn ở trung tâm của một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, eo biển Mangche. Thế nhưng hầu như không ai tại thời điểm đó được nghe về tấn thảm kịch này.
Đó là đêm Giáng sinh năm 1944. Thay vì co mình trong một giấc ngủ ngắn giữa mùa đông giá lạnh, những người lính thuộc Sư đoàn Bộ binh 66 của quân đội Mỹ đang vội vã trên một chiếc tàu vận tải của Bỉ mang tên SS Leopoldville. Trận chiến Bulge đang diễn ra căng thẳng trên toàn mặt trận, và Sư đoàn 66 là một phần của quân tiếp viện được đưa ra mặt trận. Tất cả các hoạt động đều hết sức vội vã: Việc vận chuyển các binh sĩ cứu viện diễn ra một cách cẩu thả, vô tổ chức, tàu cứu sinh hỏng, số lượng áo phao hoàn toàn không đủ. Khi một chiếc
U-Boat của Đức phóng hai ngư lôi vào con tàu Leopoldville ngay trước 6 giờ tối, cũng là lúc một tấn kịch bi thảm bắt đầu.
Khoảng 300 lính bộ binh đã thiệt mạng ngay lập tức trong vụ nổ ngư lôi hoặc trong những đợt sóng biển tràn vào con tàu ngay sau đó. Tuy nhiên, nhiều cái chết lẽ ra tránh được đã xảy ra. Lệnh di tản được đưa ra bằng tiếng Flemish (một phương ngữ Hà Lan) khiến không một ai trong quân đội Mỹ hiểu được. Phần lớn các thành viên của tàu đã xuống xuồng cứu sinh mà không hề kêu gọi các quân nhân đi theo. Thêm vào đó, hầu hết các tàu hộ tống bận rộn tìm kiếm chiếc thuyền U của Đức, chỉ có duy nhất tàu khu trục HMS
Brilliant kéo theo chiếc Leopoldville đang bị mắc kẹt. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về kích thước giữa các con tàu (tàu Brilliant nhỏ hơn nhiều) có nghĩa là tàu cứu hộ chỉ có thể chở khoảng 500 người và những người này phải leo hàng chục feet trên lưới từ con tàu Leopoldville để có thể tiếp cận tàu Brilliant, trong khi biển động dữ dội, khiến những nỗ lực cứu hộ gần như vô vọng. Một thuyền viên Brilliant nhớ lại: “Một số người đã đành nhảy xuống từ độ cao xấp xỉ 40 feet (khoảng 12m), chân tay bị gãy gập khi họ rơi xuống các ống phóng ngư lôi và các thiết bị cố định khác ở phía bên mạn phải của tàu; Một số người ngã xuống giữa hai tàu và bị kẹp khi mạn sườn hai con tàu chà sát vào nhau”.
Phải mất hơn 2 giờ đồng hồ, tàu Leopoldville mới chìm hoàn toàn. Có tới hàng trăm tàu của quân Đồng minh chỉ cách cảng Cherbourg khoảng 8 km, nhưng đen đủi thay, hầu hết các thuyền viên và người phụ trách đài phát thanh đã nghỉ lễ. Điều này gây cản trở nghiêm trọng cho các hoạt động cứu hộ. Hơn 500 người chìm theo con tàu, với 250 người khác chết dưới nước hoặc ngay sau đó, hầu hết thiệt mạng vì hạ thân nhiệt.
Tuy nhiên, không hề có tờ báo nào đưa tin về việc con tàu bị chìm, cũng không có chương trình phát thanh nào liệt kê tên của các nạn nhân. Lý do là bí mật quân sự. Các nhà kiểm duyệt thời chiến đã cẩn thận ngăn chặn khả năng tiếp cận mặt trận của gia đình nạn nhân, để tránh làm mất tinh thần người dân, cũng như tránh kẻ thù tận dụng tin tức về thảm họa. Những người sống sót giải ngũ vào cuối cuộc chiến cũng được khuyên không nên nói về vụ việc, nếu không họ sẽ mất đi những lợi ích của một cựu binh. Phải mất nhiều thập kỷ, sự thật mới được biết đến và nó vẫn còn bị đánh giá thấp, cho đến tận ngày nay.