Nhọc nhằn “gieo chữ” nơi rẻo cao biên giới Nghệ An

Vượt qua hàng kilomet đường rừng, nhiều năm nay, các thầy giáo của một trường nằm trên rẻo cao biên giới Nghệ An vẫn cần mẫn “gieo chữ” đến với các em học sinh.

Nhọc nhằn “gieo chữ” nơi rẻo cao biên giới Nghệ An

Với hàng giờ đi xe máy, vượt qua hàng chục kilomet đường rừng, ít ai biết rằng, suốt nhiều năm nay, các thầy giáo của trường Tiểu học Tri Lễ 4, một trường nằm trên rẻo cao biên giới Nghệ An, vẫn cần mẫn “gieo chữ” đến với các em học sinh trong điều kiện giảng dạy còn vô vàn khó khăn.

Mỗi chiều Chủ nhật, các thầy giáo trường Tiểu học Tri Lễ 4 lại tập trung để cùng đi lên các điểm trường. Đường xa và vực thẳm, chẳng ai đo được bao kilomet sẽ phải đi qua. Các thầy chỉ nhớ, nếu trời nắng thì đi mất hơn 3 tiếng đồng hồ, còn trời mưa thì phải đi từ sáng đến tối mới tới nơi.

Khó như mang con chữ lên miền ngược. Cơ sở vật chất thiếu thốn trăm bề. Những lớp học lấy ghế thấp để ngồi, ghế cao để làm bàn. Trang thiết bị dạy học chỉ dừng lại ở những cuốn sách giáo khoa.

Nhưng có lẽ, khó khăn lớn nhất khi các thầy truyền đạt cho các em học sinh ở đây là rào cản về mặt ngôn ngữ. Nhiều em học đến lớp 5 mà chưa thông thạo tiếng phổ thông.

Tuy nhiên, không quản ngại khó khăn, hàng ngày, các thầy giáo vẫn cần mẫn “cắm bản” để gieo con chữ nơi rẻo cao biên giới, giữa bốn bề bao quanh là núi thẳm, rừng sâu.

Theo VTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ