Nhiều hoạt động kỷ niệm 30 năm ra đời bộ luật dành cho trẻ em

GD&TĐ - Kỷ niệm 30 năm Công ước về Quyền trẻ em, Bộ LĐTB&XH phối hợp với UNICEF Việt Nam và các đối tác phát triển, các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động kỷ niệm tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.  

Ảnh năm 1993 tại xã Phú Châu, tỉnh Thái Bình. Ảnh do UNICEF Việt Nam cung cấp.
Ảnh năm 1993 tại xã Phú Châu, tỉnh Thái Bình. Ảnh do UNICEF Việt Nam cung cấp.

Tại Hà nội, các hoạt động kỷ niệm sẽ diễn ra trên phố đi bộ ở Hồ Hoàn Kiếm vào cuối tuần 16-17/11/2019 bao gồm Lễ kỷ niệm, triển lãm ảnh Thắp sáng nụ cười Việt nam, Khai trương thư viện tìm hiểu Công ước về Quyền trẻ em (tại Cung thiếu nhi Hà Nội), các sân chơi tìm hiểu về Công ước về Quyền trẻ em.

Đặc biệt, Tháp Bút và cầu Thê Húc, những biểu tượng của Hà nội sẽ được thắp sáng với màu xanh thể hiện hy vọng cũng như cơ hội cho trẻ em và cho tất cả mọi người.

Sự kiện Tìm kiếm giải pháp Quốc gia cũng sẽ được tổ chức vào cùng thời gian này (tại trường UNIS Hà Nội), tại đây trẻ em ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ cùng thảo luận và xây dựng các giải pháp cho các vấn đề mà trẻ em đang phải đối mặt.

Tại TP. Hồ Chí Minh, tòa tháp Landmark 81 - tòa nhà cao nhất Việt Nam cũng sẽ đăng tải hình ảnh những nụ cười trẻ em để kỷ niệm 30 năm Công ước LHQ về quyền trẻ em và đểtruyền cảm hứng cho trẻ em và gia đình cùng tham gia kỷ niệm, cùng thắp sáng hy vọng và tạo cơ hội cho mọi trẻ em phát triển an toàn, lành mạnh.

Đây là dịp kỉ niệm ba mươi năm các nhà lãnh đạo thế giới đã đưa ra cam kết mang tính lịch sử cho trẻ em bằng việc thông qua Công ước LHQ về Quyền trẻ em (CRC) – một bộ luật quốc tế cho trẻ em.

Đến nay đã có 196 quốc gia phê chuẩn, Công ước về Quyền trẻ em đã trở thành một văn kiện về quyền con người được phê chuẩn rộng rãi nhất trong lịch sử.

Công ước về Quyền trẻ em chứa đựng những ý tưởng sâu sắc: rằng trẻ em không chỉ là một con người bé nhỏ thuộc về cha mẹ hoặc thuộc về người lớn trong quá trình trưởng thành của các em. Hơn hết, các em là con người, là cá nhân với những quyền của riêng mình. Công ước quy định tuổi thơ là thời kỳ đặc biệt, khác với giai đoạn trưởng thành của con người và giai đoạn này kéo dài đến 18 tuổi.

Trong thời kỳ đặc biệt này, trẻ em cần được bảo vệ, được chăm sóc để lớn lên, được học tập, vui chơi để phát triển hết tiềm năng của mình.

Công ước yêu cầu phải đảm bảo cho tất cả trẻ em không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ dưới hình thức nào đều được hưởng các dịch vụ xã hội, được bảo vệ, được lớn lên trong môi trường an toàn, vệ sinh, được hỗ trợ, được chăm sóc và được lắng nghe, cũng như được tham gia vào các hoạt động xã hội.

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào năm 1990.

Trong suốt ba thập kỷ qua, những cam kết chính trị cũng như sự lãnh đạo mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện quyền trẻ em đã giúp cải thiện cuộc sống hàng triệu trẻ em của đất nước.

Ngày càng có nhiều trẻ em được pháp luật bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập những kiến thức và kỹ năng cần thiết ngay từ trường mầm non và được ưu tiên hưởng chính sách phúc lợi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.
Minh họa/INT

Lễ hội nhân dân

GD&TĐ - Tuần lễ du lịch Quảng Ngãi năm 2024 sẽ được bắt đầu vào ngày 22/4 tới.