8 nhiệm vụ
Nhiệm vụ đầu tiên của giáo dục tiểu học trong học kỳ II năm học này là tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Thứ hai: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW Hồ Chí Minh; thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thúc đẩy các hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tiếp tục được gắn với xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; giao quyền tự chủ để phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục, chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường giáo dục, chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường giáo dục các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng cho học sinh; đưa văn hóa dân tộc vào nhà trường, tìm hiểu, khám phá, giữ gìn di tích lịch sử, di sản văn hóa, truyền thống cách mạng.
Thứ 3: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý các hoạt động giáo dục, cụ thể:
Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải trình của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ và chức năng giám sát xã hội, kiểm tra của cấp trên; củng cố kỷ cương, nề nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.
Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh tiểu học; tiếp tục đổi mới phong cách làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý các cấp; tiếp tục thực hiện giảm bớt các loại hồ sơ, sổ sách của giáo viên, của nhà trường và tài liệu học tập của học sinh tiểu học.
Thứ 4: Tiếp tục triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT; triển khai có hiệu quả phương pháp “Bàn tay nặn bột”, phương pháp mới về dạy học Mĩ thuật; tích cực triển khai dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh theo chương trình thí điểm 10 năm ở những nơi có đủ điều kiện. Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Thứ 5: Phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đánh giá hiệu quả mô hình trường học mới dựa trên dữ liệu hiện có; khảo sát, đánh giá việc triển khai dạy học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục để tham mưu Bộ trưởng chỉ đạo trong năm học tới.
Thứ 6: Phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và các đơn vị có liên quan rà soát tiêu chí đánh giá giáo viên, xây dựng tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; hướng dẫn bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Thứ 7: Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc xây dựng, ban hành mới tiêu chí, tiêu chuẩn về trường, lớp, đội ngũ,… hướng dẫn địa phương rà soát, tham mưu với UBND các tỉnh/thành phố thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục tiểu học theo định hướng chỉ đạo của Bộ.
Thứ 8: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo.
Những kết quả nổi bật trong học kỳ I
Học kỳ I năm học 2016 - 2017, giáo dục tiểu học đã đạt được những kết quả nổi bật liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; đổi mới đánh giá học sinh tiểu học; tăng cường chỉ đạo dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh; đổi mới công tác quản lý giáo dục tiểu học; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; công tác phổ cập giáo dục tiểu học; xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp.
Riêng với đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, Bộ GD&ĐT đã xây dựng, ban hành Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy định đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30; phối hợp với các trường đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên tiểu học triển khai hiệu quả 2 đợt tập huấn về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22; giám sát, hỗ trợ kỹ thuật các địa phương thực hiện đánh giá học sinh tiểu học.
Các trường tiểu học đã thực hiện nghiêm túc và đúng quy định về đánh giá học sinh theo Thông tư 22; giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên; tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Việc đánh giá học sinh tiểu học dần đi vào ổn định và tác động mạnh mẽ tới đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, giúp cho việc tổ chức dạy học nhẹ nhàng, thiết thực, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, giáo dục tiểu học vẫn còn một số tồn tại liên quan đến năng lực một bộ phận cán bộ quản lý; việc thực hiện hồ sơ, sổ sách tại một số địa phương, đơn vị chưa nghiêm túc; việc cập nhật và triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên tại một số cơ sở giáo dục chưa kịp thời.
Công tác tham mưu của cán bộ quản lý giáo dục ở một số đơn vị thiếu chủ động, chưa tích cực, hiệu quả chưa cao; tại một số địa phương việc phân cấp quản lý giáo dục chưa hợp lý. Tình trạng chạy trường, chạy lớp, nhất là ở các thành phố lớn chưa được khắc phục triệt để; tình trạng lạm thu đầu năm học còn xảy ra ở một số địa phương, gây bức xúc trong xã hội, giảm uy tín của Ngành...