Nhân lên nét đẹp đền ơn đáp nghĩa

GD&TĐ - Từ lâu, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” khắp mọi miền đất nước đã vượt lên trở thành đạo lý truyền thống của dân tộc. Nhất là từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh chọn ngày 27/7/1947 là Ngày Thương binh toàn quốc, đã hình thành một truyền thống nhân văn, cao đẹp trong việc tri ân những người có công với cách mạng, trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đoàn thanh niên xã Cẩm Đàn (huyện Sơn Động, Bắc Giang) thăm tặng quà gia đình chính sách
Đoàn thanh niên xã Cẩm Đàn (huyện Sơn Động, Bắc Giang) thăm tặng quà gia đình chính sách

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta, 70 năm qua phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã và đang lan tỏa sâu rộng ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần đối với thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công.

Đặc biệt, những năm gần đây, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cán bộ và nhân dân trong cả nước, được tổng kết và nhân rộng điển hình ở khu dân cư đến xã, phường, trường học; từng bước huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, đa dạng về hình thức, thiết thực và sâu sắc về nội dung, trở thành sự tụ hội sức mạnh to lớn của lòng dân, ý Đảng.

Nhất là vào dịp tháng 7 - “Tháng tri ân” hàng năm cả nước lại dấy lên hàng loạt các hoạt động tri ân sâu sắc như: Quan tâm chăm lo đời sống các gia đình liệt sĩ, thương binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc phần mộ các liệt sĩ, tổ chức những hoạt động về nguồn đầy xúc động...

Ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; xã, phường, trường học làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa...

Chúng ta thật cảm động và trân trọng biết bao khi nhiều thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và các đối tượng người có công khác, bên cạnh sự ưu đãi hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và xã hội đã nỗ lực vươn lên để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đã có hàng nghìn tập thể, cá nhân tiêu biểu trong lớp người có công vượt khó vươn lên trong sản xuất, kinh doanh giỏi, trở thành nhân tố điển hình mới trong công cuộc đổi mới đất nước.

Song do hậu quả chiến tranh kéo dài nên điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền, nhất là các địa phương vùng sâu vùng xa, nơi có đông đối tượng chính sách còn nhiều khó khăn.

Theo thống kê, hiện nay, cả nước có hơn 8,8 triệu người có công, trong số đó gần 1,5 triệu người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Bên cạnh đó là hàng nghìn liệt sỹ vẫn phải nằm lại dưới những cánh rừng, dưới lớp lớp sóng biển hay trong những ngôi mộ liệt sỹ chưa biết tên…

Vì thế để đáp lại với những hy sinh to lớn của hàng triệu thương binh, liệt sĩ đã đổ máu xương để đất nước được độc lập tự do, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và mỗi chúng ta phải có nghĩa vụ, trách nhiệm cao hơn nữa trong việc làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.