Nhận diện gốc rễ của tham nhũng

Nhận diện gốc rễ của tham nhũng

(GD&TĐ) - Tại một phiên họp của Quốc hội mới đây, một vấn đề mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt ra đã thu hút sự quan tâm đặc biệt đối với các đại biểu, đó là “có tham nhũng trong lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng không”? 

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo đánh giá của Chính phủ cũng như báo cáo của Thanh tra Chính phủ, cho đến nay, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên tham nhũng rất tinh vi, phức tạp, có những lĩnh vực, những vấn đề chưa giải quyết được. Đa số cử tri, đại biểu Quốc hội cho rằng, những người tham nhũng thường là những người có chức, có quyền, có kinh tế, dễ thao túng lũng đoạn, trong mọi hành vi.

Có thể nói, không một quốc gia nào không có tham nhũng và không có lĩnh vực nào, địa phương nào, ngành nào không có tham nhũng. Tham nhũng cũng đa diện trên mọi lĩnh vực. Vấn đề ở chỗ, mắt xích để phòng chống tham nhũng nằm ở đâu? 

Trước hết, hãy đi từ sự nhận diện tham nhũng. Khi một cá nhân lợi dụng vị trí công việc để mưu lợi cá nhân, để tạo lợi ích cục bộ của đơn vị, của địa phương, của ngành thì đó chính là những biểu hiện của tham nhũng. Như vậy, những người không có vị trí thuận lợi thì không thể tham nhũng và càng những người đứng ở vị trí cao về quyền lực thì lại càng dễ có cơ hội để tham nhũng. Thứ hai, hãy đặt giả thiết ngược lại, nếu những người không có vị trí nào trong xã hội hoặc giả những người có vị trí nhưng lại bị kiểm soát bởi một quy trình chặt chẽ thì có cơ hội để thực hiện hành vi tham nhũng hay không? 

Như vậy, tham nhũng không sẵn có, không do con người tạo ra mà chỉ có cơ chế làm nảy sinh tham nhũng mà thôi. Việc trực diện chống tham nhũng, sa thải ngay những người phát hiện có hành vi tham nhũng, đồng thời thay vào vị trí của họ những người khác được cho là trung thực chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề. Chia sẻ về kinh nghiệm phòng chống tham nhũng tại Việt Nam, Luật sư Danforth Newcomb - chuyên gia hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng cho rằng: “Nên coi tham nhũng như một vấn đề của quá trình phát triển. Bỏ tù tất cả những người có hành vi tham nhũng là không thể mà phải thay đổi cơ chế; đầu tiên là phải tăng mức lương, cải thiện điều kiện làm việc cho họ, bớt đi một số dịch vụ công, chuyển sang khu vực tư nhân…”. 

Kinh nghiệm mà ông Danforth Newcomb nêu lên thật đáng được nghiên cứu vận dụng trong cuộc chiến chống tham nhũng gian nan không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên toàn thế giới. Có một kinh nghiệm khác nữa, cùng với việc thay đổi cơ chế để không còn đất cho tham nhũng, hãy tạo ra lòng tin cho con người ở mọi thứ tốt đẹp vì lòng tin luôn là sự khởi đầu của một cuộc sống mới! 

Hồng Thúy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.