Nhà trường 'lên dây cót' dạy lớp 4 Chương trình phổ thông mới

GD&TĐ -  Để chuẩn bị tốt Chương trình phổ thông 2018 ở lớp 4, nhiều trường học đã tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.

Học sinh Trường Tiểu học Thượng Ấm (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).
Học sinh Trường Tiểu học Thượng Ấm (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).

Sẵn sàng cho chương trình

Theo chia sẻ của cô Hoàng Thị Kim Thu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thượng Ấm (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang): “Chương trình lớp 4 mới xây dựng phù hợp với xu thế phát triển xã hội, các bộ sách được thiết kế công phu, lượng kiến thức phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giảm tải rất nhiều so với chương trình cũ. Học liệu trong kênh hình, kênh chữ gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh, do đó các em sẽ dễ tiếp cận”.

“Cũng chính vì vậy, chương trình mới này yêu cầu mỗi giáo viên giảng dạy phải đổi mới pháp dạy học để kích thích học sinh phát triển tư duy, chủ động khám phá kiến thức, không thụ động”, cô Hoàng Thị Kim Thu nhấn mạnh.

Để triển khai chương trình GDPT 2018 ở lớp 4 hiệu quả, Trường Tiểu học Thượng Ấm đã lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm, triển khai tập huấn cũng như nghiên cứu chọn sách giáo khoa.

Học sinh Trường Tiểu học Thượng Ấm tham gia hoạt động văn nghệ
Học sinh Trường Tiểu học Thượng Ấm tham gia hoạt động văn nghệ

“Trong quá trình này, chúng tôi cũng yêu cầu các giáo viên phải nghiên cứu nhiều bộ để đưa ra đánh giá, so sánh và dùng làm tài liệu để bổ trợ cho quá trình giảng dạy”, cô Kim Thu cho biết thêm.

Năm học 2023-2024, Trường Tiểu học Thượng Ấm có bốn lớp 4, đến thời điểm này cơ sở vật chất, thiết bị và phòng học đã được trang bị đầy đủ, 100% được học hai buổi trên ngày.

Hào hứng và sẵn sàng tâm thế để giảng dạy

"Hiện tại, mặc dù học sinh học trực tiếp, nhưng Trường Tiểu học Mễ Trì vẫn duy trì một số buổi họp trực tuyến, hướng dẫn học sinh làm bài trực tuyến trên Shup Classroom và OLM nhằm giúp học sinh được ứng dụng kiến thức môn Tin học vào thực tế. Đồng thời, nhà trường yêu cầu giáo viên duy trì kỹ năng dạy học trực tuyến để khi có xảy ra sự cố không thể dạy trực tiếp có thể triển khai ngay học trực tuyến học sinh không bị bỡ ngỡ, giáo viên đã chủ động được công nghệ, bài giảng", cô Nguyễn Thị Mai Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mễ Trì cho biết.

Tại Trường Tiểu học Mễ Trì (TP. Hà Nội), hiện nay nhà trường đã sửa sang phòng học, bổ sung đèn, quạt, bàn ghế và các đồ dùng dạy học hiện đại để đáp ứng được dạy tốt chương trình. Đồng thời, nhà trường cũng tái sử dụng nhiều đồ dùng, thiết bị dạy học cũ để tránh lãng phí.

Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy học mới cũng được nhà trường chú trọng. Song song với đó, nhà trường còn tổ chức các chuyên đề dạy học nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho giáo viên.

Theo chia sẻ của cô Nguyễn Thị Mai Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mễ Trì (TP. Hà Nội): “Chương trình GDPT 2018 mới triển khai đến lớp 3, tuy nhiên chúng tôi đã triển khai cho các giáo viên khối lớp 4 và lớp 5 dự các buổi tập huấn để tiếp cận quá trình giáo dục 2018.

Đồng thời, trong quá trình tập huấn chúng tôi luôn nhấn mạnh với giáo viên phải đầu tư nghiên cứu tài liệu để nâng cao kiến thức chuyên môn, có bài giảng tốt”.

Hiện nay, 100% giáo viên của nhà trường Tiểu học Mễ Trì đều biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và soạn bài giảng điện tử. Năm 2022, nhà trường có 29 giáo viên được Bộ GD&ĐT cấp chứng nhận thiết kế bài giảng elearning (bài giảng điện tử).

Cô Nguyễn Thị Mai Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mễ Trì (TP. Hà Nội)

Cô Nguyễn Thị Mai Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mễ Trì (TP. Hà Nội)

Cô Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết thêm: “Sau ba năm triển khai chương trình GDPT 2018, tôi nhận thấy chương trình mới phù hợp với học sinh, giúp học sinh phát huy được vai trò làm chủ và khám phá kiến thức. Đối với giáo viên, rất hào hứng giảng dạy và sẵn sàng học tập để nâng cao chuyên môn cho mình”.

Học sinh Trường Tiểu học Mễ Trì tham gia các hoạt động ngoại khoá.

Học sinh Trường Tiểu học Mễ Trì tham gia các hoạt động ngoại khoá.

Để có được những kết quả tích cực đó, cô Nguyễn Thị Mai Hoa cũng nhấn mạnh vai trò của phụ huynh trong quá trình triển khai chương trình GDPT 2018.

Cô Hoa cho biết: “Bất kỳ một chương trình nào cũng vậy, sự phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường đóng vai trò rất lớn đến hiệu quả. Đối với trường chúng tôi, trong các buổi họp phụ huynh đều phổ biến cho cha mẹ học sinh về những thay đổi trong chương trình mới. Đồng thời, hướng dẫn phụ huynh cách đánh giá học sinh.

Chúng tôi khuyến khích phụ huynh cùng con chuẩn bị bài, đồng hành với nhà trường để giáo dục học sinh, giúp các em phát triển được toàn diện năng lực và phẩm chất mà yêu cầu của chương trình đề ra”.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, thành phố có 31.180 cán bộ, giáo viên cấp tiểu học, gồm 1.860 cán bộ quản lý và 29.320 giáo viên. Trong đó, giáo viên cơ bản 21.714 (tỉ lệ 1,06 giáo viên/lớp), giáo viên chuyên biệt 7.606 (tỉ lệ 0,37 giáo viên/lớp).

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn cao đáp ứng đổi mới Chương trình GDPT 2018 (Trình độ đào tạo đại học và trên đại học 67,4 %, cao đẳng 23,48%, trung cấp 9,12%).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.