Hà Nội ưu tiên giáo viên kinh nghiệm dạy Chương trình GDPT 2018

GD&TĐ - Các cơ sở giáo dục tiểu học đều ưu tiên lựa chọn, phân công giáo viên có trình độ, kinh nghiệm, trách nhiệm cao dạy Chương trình GDPT 2018.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, thành phố có 31.180 cán bộ, giáo viên cấp tiểu học, gồm 1.860 cán bộ quản lý và 29.320 giáo viên. Trong đó, giáo viên cơ bản 21.714 (tỉ lệ 1,06 giáo viên/lớp), giáo viên chuyên biệt 7.606 (tỉ lệ 0,37 giáo viên/lớp).

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn cao đáp ứng đổi mới Chương trình GDPT 2018 (Trình độ đào tạo đại học và trên đại học 67,4 %, cao đẳng 23,48%, trung cấp 9,12%).

Các Phòng GD&ĐT, nhà trường đã tham mưu UBND các quận, huyện, thị xã tuyển dụng, hợp đồng đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đáp ứng yêu cầu về chất lượng; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Bước vào năm học 2022-2023, các đơn vị cơ bản đã mua sắm đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1, 2, 3. Các quận, huyện, thị xã đã đầu tư xây dựng, thành lập mới 10 trường tiểu học, bố trí kinh phí cải tạo, sửa chữa. Số phòng học tăng thêm 183 phòng, sĩ số trung bình có chiều hướng giảm, 100% các trường tiểu học ưu tiên thực hiện 1 phòng học/lớp đối với học sinh lớp 1, 2, 3.

Đặc biệt, quận Tây Hồ triển khai biệt phái 1 năm đối với 19 giáo viên giỏi, trong diện quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý góp phần lan tỏa nhiệt huyết, đổi mới, sáng tạo trong dạy - học trên địa bàn quận.

Công tác chỉ đạo, lựa chọn sách giáo khoa lớp 3 cho năm học 2022-2023 được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Các cơ sở giáo dục tiểu học đã tổ chức cho giáo viên trực tiếp giảng dạy nghiên cứu, đánh giá và đề xuất lựa chọn sách giáo khoa.

Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, các cơ sở giáo dục tiểu học đã tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng sách giáo khoa mới, đảm bảo 100% giáo viên được tập huấn trước khi đứng lớp. Các cơ sở giáo dục tiểu học đều ưu tiên lựa chọn, phân công giáo viên có trình độ, kinh nghiệm, trách nhiệm cao dạy lớp 1,2,3.

Trên cơ sở Chương trình GDPT 2006, Sở GD&ĐT Hà Nội và các Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo tăng cường giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 4, 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Hà Nội, học kỳ 1 năm học 2022-2023, các cơ sở giáo dục tiểu học đã triển khai thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, 2, 3 và Chương trình GDPT 2006 đối với lớp 4, 5. Chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy-học tiếp tục được nâng cao. Công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học luôn chủ động, tích cực, đem lại hiệu quả tốt. Số học sinh học 2 buổi/ngày tăng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.