Nhà hay bị trộm cắp, cô gái đặt ngay thứ này trước cửa khiến trộm kinh hồn bạt vía

Gia đình nhiều lần bị trộm "cuỗm" đồ, gia đình cô gái nhanh trí đặt ngay thứ này trước cửa khiến ai đi qua cũng hết hồn hết vía.

Nhà hay bị trộm cắp, cô gái đặt ngay thứ này trước cửa khiến trộm kinh hồn bạt vía

Có rất nhiều người từng trải qua cảm giác bị mất trộm và chắc chắn, đó là điều không ai muốn lặp lại trong đời. Nhưng trớ trêu, với tình hình xã hội phức tạp như hiện nay thì cư dân mạng vẫn đùa "một mét vuông mười thằng ăn trộm".

Mới đây, một cô gái đã chia sẻ về việc nhà mình thường xuyên bị mất trộm và mẹ cô gái đã nghĩ ra một chiêu cực độc khiến tên trộm hồn bay phách lạc.

Cụ thể cô gái này chia sẻ: "Nhà mình bán sắt thép, dạo này hay bị mất trộm quá. Kiểu cứ xếp sắt từ trong nhà ra ngoài cổng cho khách nhặt rồi cắt cho dễ. Vậy mà thế nào check cam cứ bị anh trộm to béo lực lưỡng đi qua nhấc miếng sắt bên ngoài cổng. Đi cùng anh béo còn có một anh to cao vạm vỡ ngồi sẵn trên xe đợi, anh béo trèo lên xe là cả hai phóng bạt mạng đi, rình mãi chưa bắt được.

Thế nên tối hôm nay mẹ mình đã nghĩ ra cách để em ma nơ canh này ngồi đây, kiểu bù nhìn ấy. Người ngoài nhìn vào sẽ tưởng là có người đang nhìn ra cửa, vừa sợ vừa buồn cười, nhà ai hay bị mất trộm thì áp dụng nhé".

Ngay sau khi câu chuyện được chia sẻ đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng cách làm này sẽ có hiệu quả, bên cạnh đó nhiều cư dân mạng yếu tim phát hoảng vì chiêu độc này.

"Đêm khuya mà thấy cảnh này chắc chạy mất dép".

"Thật sự kể cả biết nó là ma-nơ-canh, cũng chẳng dám vào, nhìn kinh thật sự."

"Không biết có doạ được trộm không. Sợ trộm doạ chưa xong hàng xóm đi qua cửa lại hết hồn."

Theo Phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Luật Nhà giáo đã đề cập đến một số chính sách đặc thù nhằm thu hút giáo viên vùng khó. Ảnh: ITN

Sớm đưa Luật Nhà giáo vào cuộc sống

GD&TĐ - Luật Nhà giáo được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2026. So với các quy định hiện hành, Luật có nhiều điểm mới nổi bật.

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Ảnh: Lê Cường.

Điểm thi thấp không phải là 'dấu chấm hết'

GD&TĐ - Trượt trường chuyển cấp mơ ước, không đỗ đại học, điểm thấp hơn kỳ vọng…, những thất bại trong thi cử luôn là cú sốc đầu đời với nhiều học sinh. Bởi vậy, cách cha mẹ đồng hành sẽ quyết định cú sốc đó khiến con gục ngã hay trưởng thành hơn.