Vũ khí 'ma thuật' rỉ sét
Nhận định được báo Mỹ đưa ra sau khi xe tăng Leopard, Challenger tại Ukraine không dám xuất hiện trong xung đột với Nga và những chiếc Abrams vẫn án binh bất động kể từ khi được tiếp nhận từ Mỹ.
"Những chiếc xe tăng Leopard do Đức cung cấp, Challenger do Anh và Abrams của Mỹ gửi tới cho đến nay vẫn không trở thành "vũ khí ma thuật", và giờ Ukraine phải quyết định, cách nào là tốt nhất để sử dụng kho vũ khí hạn chế của mình trong các hoạt động tấn công chậm chạp trong mùa đông còn quân Nga ngày càng đánh mạnh", báo Mỹ nhận xét.
Xe tăng Leopard và Challenger được giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine để phản công, nhưng Kiev đã không thể tận dụng tối đa lợi thế của những trang bị này vì họ không chọc thủng được tuyến phòng thủ của Nga để những phương tiện này di chuyển tự do.
"Những chiếc xe tăng này nằm rỉ sét trên chiến địa giao tranh. Phía Ukraine đã bỏ lại những chiếc quan tài bằng sắt này. Chúng rất nặng, đơn giản là không thể nào kéo đi được", báo Mỹ viết.
Thiếu kinh nghiệm chiến đấu
Nói về thực trạng của tăng Challenger tại Ukraine, Michael Maloof, cựu nhà phân tích chính sách an ninh cấp cao của Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, việc Challenger bị phá hủy là quảng cáo tồi cho dòng tăng được coi là tốt nhất thế giới.
Xe tăng chiến đấu chủ lực của Anh, được đưa vào sử dụng năm 1994, đã bị đập tan trong chiến đấu sau gần 30 năm. Trước đó, một chiếc Challenger 2 khác cũng bị hỏng nặng vào năm 2003, sau khi bị trúng đạn ở Iraq.
"Những lần bị trúng đạn và bị phá hủy như vậy là cách quảng cáo tồi cho xe tăng Challenger 2 - vốn định dùng chiến sự để quảng cáo về sức mạnh chiến đấu và phòng thủ của dòng xe tăng luôn được phương Tây coi là tốt nhất", Michael Maloof nói.
Vị chuyên gia này cho biết thêm: "Thực tế bị phá hủy cho thấy Challenger 2, giống như bất kỳ thiết bị nào khác được triển khai, chúng có thể bị phá hủy bất cứ lúc nào nếu trúng đạn. Không có gì là không thể phá hủy.
Điều đó cũng chứng tỏ rằng người Ukraine thực sự không được trang bị đầy đủ. Họ có số lượng Challenger 2 rất hạn chế. Họ chỉ có 14 chiếc. Và quá trình đào tạo của họ rất ngắn. Bạn cần hàng tháng trời đào tạo còn họ thì không.
Tôi muốn nói thêm rằng đó là những gì chúng ta đang gặp phải với những chiếc F-16, các phi công không chỉ phải học cách lái chiếc F-16 mà họ còn phải học tiếng Anh trước tiên bởi tất cả các hướng dẫn đều bằng tiếng Anh.
Và tôi chắc chắn rằng thực tế này đều xảy ra với tất cả những vũ khí do phương Tây cung cấp cho Kiev bởi chúng đều được hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh với nhiều câu cú phức tạp. Đây rõ ràng là thử thách lớn với binh sĩ Kiev".
Maloof cho rằng, tình hình có thể còn trở nên tồi tệ hơn với lực lượng tăng thiết giáp Kiev trong thời gian tới do thời tiết thay đổi.
"Thời tiết sẽ sớm thay đổi. Vì vậy, xe tăng có thể hoạt động kém hiệu quả, chúng có thể bị sa lầy, khiến chúng trở thành mục tiêu hứng đạn của lực lượng Nga. Thách thức này không chỉ dừng lại với Challenger 2, Leopard mà cả với Abrams", chuyên gia Mỹ nói.
Maloof lưu ý rằng lý do Challenger 2 trước đây được coi là dòng xe tăng bất bại trên chiến trường bởi số lần chúng xuất hiện trong các cuộc chiến chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chính vì vậy, những chiếc Challenger 2 hầu như không phải đối mặt với các kiểu chiến tranh mà xe tăng Abrams, Leopard và các loại khác đối mặt. Ngược lại, xe tăng Nga có nhiều kinh nghiệm hơn trên nhiều chiến trường khác nhau.
Theo ông, do quân đội Nga có sức mạnh không quân đáng kể và khả năng phòng thủ rất đáng gờm, nên xe tăng Challenger 2 của Ukraine đang phải đối mặt với loạt nguy cơ trên hầu khắp các điểm nóng chiến sự trong thời gian tới nếu chúng tiếp tục xuất hiện.
Clip Pháo tự hành AS-90 Anh cung cấp cho Ukraine bị UAV Lancet của Nga phá hủy. |