Cạn khả năng chiến đấu
Nghị sĩ Johann Wadephul thuộc Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) cho biết, Berlin đã cung cấp cho Ukraine một lượng lớn đạn dược và khí tài quân sự, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực và hệ thống phòng không kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát vào tháng 2 năm 2022.
Chính vì vậy đã khiến khả năng sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Đức đã bị suy yếu nghiêm trọng vì thiếu hụt vũ khí và thiết bị quân sự do việc cung cấp cho Kiev đến nay vẫn không ngừng.
"Các đơn vị quân quan trọng của Đức chỉ có thể tồn tại tối đa hai ngày trong một trận chiến do sự thiếu hụt này. Và đó là tình trạng thê thảm về tổng thể.
Bất cứ ai cũng có thể nói về việc sẵn sàng cho chiến tranh, nhưng trước đó quân đội Đức ít nhất phải có khả năng sẵn sàng tự vệ. Thật không may, khả năng này gần như không có trong thời điểm hiện tại với quân đội Đức", Wadephul nói.
Chính trị gia này cho rằng quá trình nâng cao năng lực chiến đấu của quân đội Đức diễn ra chậm chạp và đổ lỗi cho Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Boris Pistorius về tình trạng hiện tại.
Wadephul nói: "Ngay cả khi nói đến việc mua sắm thay thế của quân đội Đức cũng gần như không có.
Cùng với đó là việc cung cấp cho Ukraine về vũ khí đạn dược, trong tình hình an ninh hiện tại, và việc không có sự bù đắp nào vào dự trữ là không thể chấp nhận được".
Ông cũng nhấn mạnh rằng việc áp dụng nghĩa vụ quân sự bắt buộc ở Đức là cần thiết, đồng thời nói rằng: "Chúng tôi sẽ không thể đảm bảo quốc phòng hiệu quả nếu thiếu vũ khí và không có nhân sự cần thiết".
Giải cơn khát cho chiến sự
Mặc dù Ukraine đã nhận được số lượng lớn vũ khí và đạn dược từ Đức và các quốc gia NATO khác kể từ khi xung đột leo thang vào năm ngoái nhưng đến nay, Kiev vẫn cho rằng nguồn hỗ trợ đó không đủ để đối phó với các cuộc tấn công liên tiếp từ Nga.
Theo Bulgarian Military, Bulgaria có thể góp phần bù đắp thiếu hụt vũ khí của Ukraine, giữa lúc các đồng minh phương Tây gặp nhiều khó khăn trong viện trợ quân sự cho Kiev.
Chính phủ Bulgaria đang dần điều chỉnh chiến lược ủng hộ Ukraine và nghiêng về phương Tây rõ rệt hơn, dù quốc gia Đông Âu này từng chịu ảnh hưởng lớn của Moskva và người dân có nhiều thiện cảm với nước Nga.
"Ukraine trụ vững trước Nga, khôi phục được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng phù hợp với lợi ích chiến lược của Bulgaria.
Đây là vấn đề then chốt với sự ổn định của châu Âu, đặc biệt là vùng Đông Âu quanh Biển Đen", Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria, Todor Tagarev nói.
Cựu thủ tướng Kiril Petkov và cựu bộ trưởng tài chính Assen Vassilev tiết lộ, khoảng 30% nhu cầu đạn dược và 40% dầu diesel của Ukraine trong giai đoạn đầu chiến sự được cung cấp bởi Bulgaria.
Chính sách hỗ trợ được triển khai trong bí mật với các công ty tư nhân làm trung gian. Đạn dược và nhiên liệu được chuyển trực tiếp đến Ukraine hoặc qua các nước thành viên NATO. Các hợp đồng này được Anh và Mỹ đứng ra chi trả thay Ukraine.
Petkov nói Bulgaria còn chủ động mở không phận cho hàng viện trợ đến Ba Lan và kết nối vận chuyển vũ khí bằng đường bộ từ Romania hay Hungary.
Một trong những đơn hàng đang được Bulgaria chuẩn bị chuyển sang Ukraine là tên lửa 5B55P dành cho hệ thống phòng không S-300. Quốc hội Bulgaria khẳng định đây là những tên lửa gặp lỗi và không thể vận hành, nhưng Ukraine có thể rã xác chúng để lấy phụ tùng và linh kiện cho những tên lửa họ có sẵn.
Ngoài ra, hình ảnh do quân đội Ukraine công bố trong năm qua cho thấy Bulgaria còn cung cấp cho láng giềng một số vũ khí, trong đó có súng chống tăng, súng phóng lựu, ống nhòm hay mìn chống bộ binh và bộ binh.
Những ủng hộ từ Sofia rất quan trọng đối với Kiev trong tình hình hiện tại, khi sự hậu thuẫn từ phương Tây có nguy cơ lung lay.
Đồng minh lớn nhất là Mỹ đang phân tâm bởi cuộc chiến của Israel trên Dải Gaza và căng thẳng Trung Đông, còn Hạ viện Mỹ đang cân nhắc lại về quy mô viện trợ cho Ukraine. Trong khi đó, các chính phủ Slovakia và Hungary đang kìm hãm mức ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU) cho Ukraine.
Clip Su-25 Nga tấn công loạt mục tiêu Ukraine. |