Người trẻ nơi công sở: Lười chào hỏi, tài giỏi xinh đẹp cỡ nào cũng khó lòng được quý mến

Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, có thể do áp lực công việc cũng như những lạ lẫm nơi công sở khiến người trẻ chưa thể hòa nhập ngay được.

Người trẻ nơi công sở đi làm, lười chào hỏi sẽ thành "xính lao".
Người trẻ nơi công sở đi làm, lười chào hỏi sẽ thành "xính lao".

Xin chào các anh chị em công sở, lại là tôi - bà lao công trung niên có kinh nghiệm mấy mươi năm trong nghề lau dọn văn phòng đây.

Nói về điều gì khác thì tôi có thể mù tịt, chứ riêng những câu chuyện “thâm cung bí sử” trong bốn bức tường của nơi đây thì tôi rành 6 câu, có kể đến cả nửa ngày trời chắc cũng không hết được.

Và hôm nay, quay trở lại với chuyên mục “mỗi ngày một câu chuyện” nơi văn phòng, tôi xin được tâm sự về những cô, cậu bé trẻ trung, xinh xắn mới vào công ty làm.Gửi người trẻ nơi công sở: Đừng lười chào hỏi mà mang tiếng "xính lao", dù đẹp cỡ nào cũng bị ghét cay ghét đắng! - Ảnh 1.

Những người trẻ “xính lao” khi đi làm

Như các anh chị cũng đã biết, chốn công sở vốn là nơi nhân sự luân phiên với tốc độ nhanh bậc nhất; người ra, kẻ vào như chong chóng xoay. Có khi người mới chưa kịp quen mặt hết tất thảy chị em đồng nghiệp trong cùng công ty thì đã vội vã ra đi, vì chuyện này hay vì chuyện khác.

Công ty này cũng vậy, thời gian gần đây, chẳng biết vì lý do gì mà người mới vào đông như quân Nguyên, hết phòng ban này lại đến phòng ban khác.

Một điểm lạ đời nữa là trước giờ ở đây toàn tuyển nhân sự có kinh nghiệm, đã từng làm việc ở nhiều môi trường khác nhau; tuy nhiên, nay lại “thay máu” toàn diện, trẻ hóa đội ngũ.Gửi người trẻ nơi công sở: Đừng lười chào hỏi mà mang tiếng "xính lao", dù đẹp cỡ nào cũng bị ghét cay ghét đắng! - Ảnh 2.

Các cô cậu mới đa phần mới ra trường một vài năm, trẻ trung, sáng sủa, xinh xắn, làm được việc hay không thì tôi bàn tới. Những tưởng với ngoại hình đó, các cô cậu sẽ nhanh chóng được anh chị em đồng nghiệp yêu thương, quý mến; vậy mà mọi chuyện lại không như thế.

Chuyên môn thì tôi không nói tới, bởi biết bản thân mình học thấp ít chữ nên chẳng dám già mồm. Tuy nhiên, câu chuyện văn hóa ứng xử và đạo đức thì bà lão trung niên này cũng thuộc dạng sâu sắc và biết nhiều. Nếu xét về thái độ của các cô, cậu này thì tôi cảm thấy có vài vấn đề cần đề cập. 

Theo quan sát, tôi thấy các cô, các cậu thường khá lầm lì; chẳng chịu chào hỏi hoặc bắt chuyện, làm thân với các anh chị em đồng nghiệp cũ - những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Thay vào đó, các anh chị toàn phải chủ động chào hỏi, bắt chuyện với bọn nó trước tiên.

Kể đến đây, chắc anh chị cũng biết tôi đang muốn phê bình về vấn đề gì. Vâng, đó chính là cung cách ứng xử của người trẻ, đặc biệt là lúc đi làm.Gửi người trẻ nơi công sở: Đừng lười chào hỏi mà mang tiếng "xính lao", dù đẹp cỡ nào cũng bị ghét cay ghét đắng! - Ảnh 3.“Giơ cao đánh khẽ” vì có khi mình cũng từng như thế

Ông bà ta xưa vẫn thường hay dạy “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Trong quá trình mười mấy năm ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn các cô cậu ấy cũng đã học được bài học này hết lần này đến lần khác. Bấy nhiêu đó đủ biết lời chào có một ý nghĩa quan trọng như thế nào.

Câu chuyện chào hỏi vốn cũng đâu có gì là quá khó khăn; vậy mà chỉ một tiếng “Chào chị”, “Chào anh” cũng không chủ động mở miệng ra được để nói.

Người ta vẫn thường nói, “trình độ không quan trọng bằng thái độ”. Cho dù các cô, các cậu học cao cỡ nào, chuyên môn giỏi ra sao mà thái độ ban đầu không được tốt cũng rất dễ khiến bản thân mình gặp khó khăn trong công việc để rồi sau đó là những thất bại cay đắng trong quãng thời gian đầu đi làm.Gửi người trẻ nơi công sở: Đừng lười chào hỏi mà mang tiếng "xính lao", dù đẹp cỡ nào cũng bị ghét cay ghét đắng! - Ảnh 4.

Do đó, thiết nghĩ người trẻ nên chú ý thêm về vấn đề này. Cũng chỉ là một hai tiếng chào hỏi và một nụ cười mỉm nhẹ nhàng nhưng có thể khiến đồng nghiệp cảm thấy dễ chịu, từ đó công việc của các bạn cũng sẽ dễ dàng hơn bởi thiện cảm mà chúng ta đã để lại.

Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại, cứ chỉ trích các cháu mãi cũng chẳng được gì. Công sở vốn là môi trường nhiều áp lực và lắm thứ phải lo toan trong khi các cô, các cậu ấy cũng là những người mới nên khó tránh khỏi những sơ sót, va vấp.

Gửi người trẻ nơi công sở: Đừng lười chào hỏi mà mang tiếng "xính lao", dù đẹp cỡ nào cũng bị ghét cay ghét đắng! - Ảnh 5.

Thiết nghĩ, chẳng ai cố tình xây bốn bức tường thành để biến mình thành kẻ cô lập nên công sở cả. Nhiều khi do các cô, các cậu còn mới, chưa quen nên không dám tỏ ra quá thân thiết, sợ bị người khác nghĩ là thảo mai, giả lả.

Bên cạnh đó, có đôi khi bị guồng quay công việc cuốn vào, đầu tắt, mặt tối, đến cả ngước mặt lên nhìn đường để đi đứng đàng hoàng còn chưa có, huống hồ chi để ý đến chuyện chào hỏi anh chị người cũ.

Là tiền bối đi trước, tôi nghĩ mình nên thông cảm và bảo ban từ từ thay vì chỉ trích, vì những nặng nhẹ vốn chẳng bao giờ mang đến kết quả tích cực cả. Ai cũng có những lần đầu và những va vấp, thôi thì mình là người cũ, giơ cao đánh khẽ vậy.

Theo Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ