Nghiên cứu cảnh báo mối đe dọa người dân ven biển nam Ấn Độ và Đông Á

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học học Ấn Độ thực hiện cho thấy người dân ven biển miền nam Ấn Độ và Đông Á có thể phải hứng chịu hoạt động tăng cường của các đợt sóng cao hơn.

Mọi người tụ tập bên bờ biển Marine Drive khi thủy triều lên ở Mumbai.
Mọi người tụ tập bên bờ biển Marine Drive khi thủy triều lên ở Mumbai.

Nghiên cứu do nhà khoa học Athira Krishnan đứng đầu dự đoán các nhóm sóng khác nhau vào giữa và cuối thế kỷ này. Dự đoán trên tùy thuộc vào kịch bản phát thải nhà kính khác nhau do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) có tên RCP4.5 và RCP8.5 dự báo.

Trên tạp chí Climate Dynamics, nghiên cứu cho biết “độ cao của sóng cực mạnh có thể tăng thêm khoảng 1 mét ở Nam Ấn Độ Dương trong các tháng từ 6-7 đến tháng 8”.

Chiều cao các đợt sóng tăng thêm 40cm được dự báo ở các khu vực Bắc Ấn Độ Dương, Tây Bắc Biển Ả Rập, Vịnh Bengal ở Đông Bắc và Biển Đông.

Một báo cáo năm 2017 của Liên hợp quốc cho biết có khoảng 600 triệu người sống ở các khu vực ven biển và cao hơn mực nước biển chưa tới 10 mét. Mực nước biển dâng cao nửa mét có thể khiến hơn 1,2 triệu người ở Biển Caribe và Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương phải di dời.

Các nhà khoa học đã sử dụng các nhiệt độ khác nhau cho nghiên cứu của họ và liên hệ chúng với tốc độ gió, áp suất mực nước biển và nhiệt độ bề mặt biển.

Các dự báo cho thấy Vịnh Oman và Vịnh Ba Tư có thể trải qua đợt tăng nhiệt độ tới 2 độ C, theo kịch bản RCP8.5 vào cuối thế kỷ này.

Nhiệt độ tăng cao sẽ tạo ra những đợt sóng cao hơn, phá hủy sinh kế của khoảng 97% ngư dân trên thế giới, chủ yếu sống ở các nước đang phát triển.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ