Ngăn chặn, xử lý hành vi mua bán số bảo hiểm xã hội

GD&TĐ - Thời gian gần đây, xuất hiện loại hình “kinh doanh” mới đó là mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội (BHXH). Tình trang này diễn ra hết sức nghiêm trọng, nhất là ở các khu công nghiệp, nhà máy có đông công nhân, người lao động làm việc, thậm chí những kẻ kinh doanh loại hình này còn công khai quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội.

Ngăn chặn, xử lý hành vi mua bán số bảo hiểm xã hội

Việc người lao động cầm cố, bán đi sổ BHXH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân họ khi già yếu vì không có lương hưu, chế độ trợ cấp. Điều này không những tạo ra gánh nặng cho gia đình mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, vấn đề an sinh xã hội, sự phát triển bền vững của đất nước.

Bởi lẽ, BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH.

Đặc biệt chế độ BHXH còn có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Do vậy, sổ BHXH không phải chỉ là tài sản riêng của người lao động.

Theo quy định hiện nay, sổ BHXH được trao cho người lao động giữ. Chính vì thế khi túng thiếu là họ dễ dàng cầm cố, thậm chí bán luôn sổ BHXH cho người khác để trang trải cuộc sống khó khăn trước mắt mà không coi đó là tài sản quý giá để hưởng các chế độ trợ cấp BHXH lâu dài về sau.

Có thể nói, nguyên nhân dẫn đến việc người lao động dễ dãi trong việc mua bán, cầm cố sổ BHXH như hàng hóa là do cơ quan chức năng chưa làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa của sổ BHXH đối với cuộc sống của người lao động khi về già. Bên cạnh đó, hiện chưa có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hành vi cầm cố, thu mua sổ BHXH, nhất là việc lợi dụng mua bán, cầm cố để trục lợi bất chính.

Việc mua bán, cầm cố sổ BHXH trái quy định cần phải được ngăn chặn, xử lý kịp thời, chỉ . Theo đó, phải coi sổ BHXH là một loại tài sản đặc biệt gắn liền với nhân thân, quyền lợi không thể tách rời của người lao động. Vì thế, nghiêm cấm các hành vi thu mua sổ BHXH trái quy định nhằm mục đích kinh doanh, trục lợi.

Cơ quan chức năng kiên quyết không giải quyết thủ tục hưởng trợ cấp một lần đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu trục lợi từ việc thu gom, mua bán sổ BHXH. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng tổ chức cầm cố, mua bán sổ BHXH trái quy định, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự các tổ chức, cá nhân liên quan. Cùng với đó, có cơ chế cho vay, tín dụng phù hợp, đơn giản để giúp người lao động giải quyết các khó khăn tức thời để không phải cầm cố, bán rẻ sổ BHXH.

Có như vậy mới ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng mua bán, cầm cố, thu gom sổ BHXH “bát nháo” ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động. Đồng thời, gây khó khăn, đi ngược lại với chủ trương của Nhà nước về chính sách BHXH, đó là hướng đến toàn dân đều phải có và được hưởng chế độ BHXH./.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.