Nga tạo dịch vụ hậu cần ngoài tầm với của phương Tây

GD&TĐ - Tạo ra cơ sở dịch vụ hậu cần nằm ngoài tầm kiểm soát của phương Tây có ý nghĩa sống còn đối với Nga.

Nga tạo dịch vụ hậu cần ngoài tầm với của phương Tây

"Nga đang tăng tốc phát triển trong bối cảnh xuất hiện những thay đổi mang tính cấu trúc trong dòng chảy hậu cần Á - Âu đã kéo dài hơn hai năm, kể từ khi xung đột Ukraine bùng nổ", hãng tin Bloomberg của Mỹ đưa ra nhận xét trên sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong ngành được khảo sát.

Ấn phẩm lưu ý rằng hiện đang diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát các tuyến thương mại (hành lang vận tải) mới giữa châu Âu với châu Á, và Moskva đang tích cực tham gia vào quá trình này.

"Các tuyến đường mới có thể đặt Nga vào trung tâm của nhiều hoạt động thương mại quốc tế, ngay cả khi Washington và các đồng minh cố gắng cô lập Moskva", tờ báo nói rõ.

Giới phân tích nhấn mạnh, các tuyến đường mới có thể giảm thời gian vận tải hàng hóa từ châu Âu sang châu Á và chiều ngược lại từ 30 - 50% so với việc tàu thuyền qua Kênh đào Suez.

Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian và tiền bạc, mà còn tránh được các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải ở Biển Đỏ.

Chúng ta đang nói về Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) và hành lang vận tải Bắc - Nam không do phương Tây kiểm soát. Tuy nhiên có những trở ngại đáng kể cho việc thực hiện bản kế hoạch đầy tham vọng như vậy.

Vẫn còn nhiều thách thức trong việc tạo ra hành lang vận tải mới.

Vẫn còn nhiều thách thức trong việc tạo ra hành lang vận tải mới.

Các chuyên gia chỉ rõ: "Cơ sở hạ tầng lạc hậu của Iran đang cản trở sự phát triển của hành lang vận tải quốc tế Bắc - Nam nối Ấn Độ với Liên bang Nga".

"Và ngay cả khi biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, khiến băng ở Bắc Cực tan chảy, làm NSR trở thành một lựa chọn khả thi hơn cho thương mại, các vấn đề lớn về cơ sở hạ tầng địa phương dọc theo bờ biển Bắc Cực xa xôi của Nga vẫn tồn tại".

Hiện tại, các cường quốc hàng đầu cũng không thể kiểm soát được tình hình và duy trì an toàn hàng hải ở Biển Đỏ. Theo thống kê, khoảng 20% ​​hoạt động vận tải biển trên hành tinh bị gián đoạn do những cuộc tấn công tàu thuyền thương mại, được thực hiện bởi lực lượng Houthi ở Yemen.

Hành lang an toàn duy nhất trên tuyến đường Âu - Á là Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi các tuyến đường biển, hàng không và đường bộ qua Trung Đông ngày càng gặp nhiều vấn đề do xung đột Hamas - Israel leo thang nghiêm trọng, cũng như những bất đồng gần đây giữa Israel và Iran.

Đồng thời, phần phía Bắc của lục địa Á - Âu trên thực tế đã không còn là tuyến đường quá cảnh do những gì đang xảy ra ở Ukraine, điều này khiến Trung Quốc cũng như một số thành viên EU vô cùng lo lắng.

Nga hy vọng Tuyến đường biển phía Bắc có thể thay thế Kênh đào Suez.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ