Kinh tế Trung Quốc bị cơ quan xếp hạng Mỹ 'giáng đòn'

GD&TĐ - Fitch đã điều chỉnh hạ triển vọng tín dụng quốc gia của Trung Quốc từ ổn định xuống tiêu cực, một động thái mà Bắc Kinh phản đối.

Kinh tế Trung Quốc bị cơ quan xếp hạng Mỹ 'giáng đòn'

Cơ quan xếp hạng Hoa Kỳ cho rằng “rủi ro ngày càng tăng” đối với tài chính công, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chuyển từ dựa vào lĩnh vực bất động sản để tăng trưởng sang điều mà lãnh đạo Trung Quốc gọi là “phát triển chất lượng cao”.

Việc hạ bậc tín nhiệm cho thấy mối lo ngại về khả năng quản lý nợ và các thách thức tài chính đối với Trung Quốc, điều này xảy ra khi chính quyền trung ương cố gắng điều chỉnh sau nhiều năm áp dụng mô hình phát triển khuyến khích phát triển đất đai nhanh chóng và vay nợ quá mức để duy trì mức tăng trưởng cao ngất ngưởng.

Fitch cho biết trong báo cáo hàng quý về tín dụng tài chính cơ cấu công bố hôm thứ 9/4: “Thâm hụt tài chính rộng rãi và nợ công gia tăng trong những năm gần đây đã làm xói mòn vùng đệm tài chính từ góc độ xếp hạng”.

Mặc dù cho đến nay, ông Tập vẫn từ chối lời kêu gọi đưa ra những gói kích thích lớn trong bối cảnh niềm tin của người tiêu dùng sau đại dịch bị suy giảm, Fitch tin rằng chính sách tài khóa sẽ tiếp tục đẩy nợ công lên cao.

Bộ Tài chính Trung Quốc đã than phiền về mức xếp hạng này trong phiên hỏi đáp hôm thứ 10/4, khi nói rằng phương pháp của Fitch "không phản ánh vai trò tích cực của chính sách tài khóa Trung Quốc trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định tỷ lệ đòn bẩy vĩ mô", hay tỷ lệ nợ tương đối của nền kinh tế trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Tuy nhiên ngay cả khi hạ triển vọng của Trung Quốc, Fitch vẫn khẳng định xếp hạng tín dụng "A+" cho nước này, với lý do "nền kinh tế lớn và đa dạng, triển vọng tăng trưởng GDP vẫn vững chắc so với các nước khác, vai trò không thể thiếu trong thương mại hàng hóa toàn cầu, tài chính bên ngoài mạnh mẽ và tình trạng tiền tệ dự trữ của đồng nhân dân tệ".

Việc bị hạ bậc triển vọng tín dụng quốc gia là một đòn giáng mạnh vào Trung Quốc.

Việc bị hạ bậc triển vọng tín dụng quốc gia là một đòn giáng mạnh vào Trung Quốc.

Nhà kinh tế học George Magnus, cộng tác viên tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford, nói với tờ Newsweek rằng việc hạ cấp là một cảnh báo, mặc dù không phải là một điều đáng ngạc nhiên và sẽ ít ảnh hưởng đến chính sách.

“Nếu xếp hạng bị hạ xuống trong tương lai, điều đó tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến chi phí đi vay của Trung Quốc. Nhưng sẽ không khiến Bắc Kinh đi chệch hướng khỏi sự chú trọng vào phát triển chất lượng cao hoặc đầu tư vào lực lượng sản xuất mới.

"Nhưng nó cho thấy rằng việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng sẽ khó khăn, do Trung Quốc đang bị căng thẳng do phát triển thấp hơn kỳ vọng, nhu cầu yếu và mất cân bằng vĩ mô".

Đầu năm nay, Bắc Kinh một lần nữa đặt mục tiêu tăng trưởng GDP "khoảng 5%" sau khi tuyên bố đã đạt được ngưỡng này vào năm ngoái, vượt xa kỳ vọng.

Báo cáo của Fitch theo sau việc Moody's hạ xếp hạng tín dụng của chính phủ Trung Quốc từ "ổn định" xuống "tiêu cực" vào tháng 12/2023.

Cơ quan xếp hạng tín dụng đưa ra triển vọng dựa trên “bằng chứng ngày càng tăng cho thấy chính phủ và khu vực công sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các chính quyền khu vực và địa phương, cũng như doanh nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn, gây ra rủi ro lớn đối với sức mạnh tài chính, kinh tế... của Trung Quốc".

Kinh tế Trung Quốc chao đảo sau vụ phá sản của tập đoàn bất động sản khổng lồ Evergrande.
Theo Newsweek

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.