Nên đọc - viết đúng địa danh dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Thời gian qua, chúng tôi nghe nhiều phát thanh viên các đài truyền hình Trung ương và địa phương đọc tên một số địa danh trên đất nước ta như thị xã La Gi, huyện Cư Kuin, thủy điện Ya Ly... chưa được chuẩn xác.

Nên đọc - viết đúng địa danh dân tộc thiểu số

La Gi là một thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận; đầu năm 2017, La Gi chính thức được công nhận là đô thị loại III, đô thị lớn thứ nhì tỉnh Bình Thuận - sau thành phố Phan Thiết, định hướng trở thành thành phố La Gi trước 2020.

Từ chữ viết “La Gi” đã dẫn đến hai cách phát âm khác nhau cùng song hành tồn tại là “la ghi” và “la di”; đặc biệt với người ở các vùng miền khác, cũng như nhiều phát thanh viên các đài phát thanh, truyền hình Trung ương đều đọc địa danh La Gi là “la ghi”. Liên hệ với thạc sĩ Phạm Thị Xuân Rớt, giáo viên Ngữ văn Trường chuyên THPT Trần Hưng Đạo (Phan Thiết), thì được biết dân bản xứ cũng đọc La Gi với cả hai kiểu trên!

Hiện trên đất nước ta còn một số địa danh khác cũng chứa từ tố “gi” như “cầu Bà Gi” ở An Nhơn (Bình Định), cửa biển Đề Gi ở Phù Cát (Bình Định); nhưng sự lẫn lộn trong phát âm các địa danh này không xảy ra, hầu hết mọi người đều đọc là “cầu Bà Di”, “cửa biển Đề Di”.

 

Trở lại với địa danh La Gi, về xuất xứ có ý kiến cho rằng, xưa kia nó thuộc vùng đất của người Chăm, mang tên là La-dik; dưới thời phong kiến được phiên âm thành La Di, cùng có yếu tố “La” đứng đầu tương tự một số địa danh bản địa khác như La Gàn, La Dạ, La Ngâu, La Ngà...

Đến thời Pháp thuộc, trên bản đồ và trong các văn bản hành chính, vì người Pháp đọc chữ “d” thành “đ” (đê), nếu viết đúng âm Hán Việt “La Di”, thì người Pháp sẽ đọc là “la đi” /la di/ vì vậy họ viết thành La Gi để đọc cho gần đúng với ngữ âm của dân bản địa là “la di” /la zi/ và hình thức địa danh về mặt ký tự được ổn định từ đó đến nay.

Còn về mặt ngữ âm, một cách kiểm tra đơn giản nhất là thử thêm hai dấu huyền cho địa danh thành “Là Gì”, thì chắc chắn ai cũng phải đọc là “là dì” /là zì/ chứ chẳng ai đọc “là ghì” /là #ì/, và khi bỏ dấu huyền đi thì sẽ đọc “la di” /la zi/. Vậy, địa danh La Gi đọc đúng phải là “La Di”.

Tương tự, có một địa danh cũng hay bị phát âm sai là tên huyện Cư Kuin (Đắk Lắk).

Trong vụ “Dùng súng bắn người tình rồi tự sát không thành” tại huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) ngày 21/7/2019 mới đây [https://….vn/dung-sung-ban-nguoi-tinh-roi-tu-sat-khong-thanh-20190721185855547.htm], hầu hết các phát thanh viên đều đọc là

“Cư-cu-in” (!?). Trong khi, tên gốc của địa danh Cư Kuin theo tiếng Êđê là cư Kuin, trong đó phụ âm c ghi âm “ch” và phụ âm n là ghi âm “nh”, nên địa danh này, tuy viết là Cư Kuin nhưng đọc đúng phải là “Chư Quynh”. Hiện nay ở Đắk Lắk, một số địa danh đã được phiên âm thẳng sang chữ Quốc ngữ như Chư Yang Sin (Cư Yang Sin: Núi của thần Sin [Ý của PGS Đoàn Thị Tâm - ĐH Tây Nguyên]) - tên núi, tên vườn quốc gia, đồng thời được lấy làm tên tạp chí của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.

Hoặc như cũng ở tỉnh Đắk Lắk, địa danh huyện Krông Pắk đang bị viết và đọc chưa chuẩn xác. Đúng tên của huyện theo ký tự của dân tộc Êđê bản địa phải viết là Krông Pac, phiên chuyển sang chữ Quốc ngữ là Krông Pách và phải được đọc là “cờ-rông pách”, chứ không phải như hiện nay trên các văn bản hành chính đều viết Krông Pắc/ Krông Păk/ Krông Pắk và đa số đều đọc “cờ-rông pắc”.

Ở tỉnh Gia Lai có địa danh Ya Ly /za li/ - tên một xã, nơi có đập thủy điện lớn - gần đây đã bị chuyển thành Ia Ly /i-a-li/ cũng không phù hợp.

Theo sự tích truyền lại, địa danh Yaly mang trong mình huyền thoại tự ngàn xưa về mối tình bi kịch mà chung thủy của đôi trai gái Jrai là chàng Rốc và nàng H’Li. “Yali” nghĩa là “nước mắt nàng H’Li” đã chết vì khóc thương nhớ người yêu không trở về, dòng nước mắt của nàng đã chảy thành thác.

Trong hệ thống ngôn ngữ Jrai bản địa - khác với tiếng Việt cả “i” và “y” là hai hình thức chữ viết của cùng một nguyên âm /i/. Tiếng Jrai có 23 phụ âm, trong đó “y” /z/ là phụ âm mặt lưỡi, có khả năng đứng đầu âm tiết, còn “i” /i/ là một nguyên âm hẹp trong 11 nguyên âm. Thật đáng tiếc, người phiên chuyển đã nhầm lẫn trong việc ký chuyển chữ viết phụ âm đầu “y” /z/ thành nguyên âm chính “i” /i/ áp đặt rặt theo chữ Quốc ngữ, dẫn đến đọc sai tên địa danh, vốn là “za-li” (Ya Ly) thành “i-a-li” (Ia Ly) như hiện nay; đồng thời cũng đánh mất đi một huyền thoại lãng đãng khói sương tuyệt đẹp gắn liền với một địa danh!

Hiện nay, một số địa danh bắt đầu bằng yếu tố “yang” (thần, trời) ở các vùng miền núi nói chung trên đất nước ta đã được chuyển thành “gi” trên chữ viết, như cầu Yang Sơn Giang Sơn (Đắk Lắk), xã Yang Li Giang Ly (Khánh Hòa), thác Yang Bay Giang Bay (Khánh Hòa)…

Để giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, thiết tưởng các cơ quan chức năng nên ấn định chuẩn xác hình thức chữ viết ghi âm các địa danh còn đang phân vân như trên, trong trường hợp cần thiết cũng có thể phiên chuyển các địa danh trên về mặt ký tự cho phù hợp với cách đọc phổ thông để tạo sự chính xác, thuận lợi cho việc giao tiếp trong lĩnh vực hành chính và trong đời sống sinh hoạt xã hội.

Tiếng Jrai có 23 phụ âm, trong đó “y” /z/ là phụ âm mặt lưỡi, có khả năng đứng đầu âm tiết, còn “i” /i/ là một nguyên âm hẹp trong 11 nguyên âm. Thật đáng tiếc, người phiên chuyển đã nhầm lẫn trong việc ký chuyển chữ viết phụ âm đầu “y” /z/ thành nguyên âm chính “i” /i/ áp đặt rặt theo chữ Quốc ngữ, dẫn đến đọc sai tên địa danh, vốn là “za-li” (Ya Ly) thành “i-a-li” (Ia Ly) như hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.