NATO bội ước đông tiến, buộc ông Putin phải ra tay ngăn chặn

GD&TĐ - Theo chính khách Đức, xung đột Nga-Ukraine xuất phát từ việc NATO bội ước với Moscow và nỗ lực “đông tiến”, buộc ông Putin phải ra tay ngăn chặn.

Người dẫn chương trình Sandra Maischberger với ông Oskar Lafontaine (giữa) và ông Roderich Kiesewetter trong cuộc phỏng vấn
Người dẫn chương trình Sandra Maischberger với ông Oskar Lafontaine (giữa) và ông Roderich Kiesewetter trong cuộc phỏng vấn

Vừa qua, Biên tập viên Axel Wolfsgruber của trang Focus.de đã có bài viết tổng hợp về cuộc phỏng vấn cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) Oskar Lafontaine.

Theo ông Lafontaine, Hoa Kỳ hoàn toàn không quan tâm đến hòa bình ở Ukraine và sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kiev cho đến khi “Nga hoàn toàn suy yếu”.

“Hoa Kỳ đâu có quan tâm gì đến hòa bình. Bộ trưởng Quốc phòng của họ - người mà tôi luôn gọi là Bộ trưởng Chiến tranh - đã tự nói ra điều đó. Hoa Kỳ sẽ chiến đấu cho đến khi Nga không còn đủ sức tiến hành hoạt động chiến sự nữa” – vị chính trị gia Đức nhận xét.

Thủ phạm gây căng thẳng chính là NATO?

Theo bình luận viên Roderich Kiesewetter và người dẫn chương trình Sandra Maischberger, thế giới quan thân Nga của Lafontaine là rất rõ ràng. Theo ông, Mỹ chính là kẻ xâm lược thực sự và nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin đang bị đe dọa bởi chứng hoang tưởng tự đại của Mỹ.

Ông Lafontaine lưu ý rằng, để bùng phát cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay, Putin (Tổng thống Nga Vladimir Putin) không phải là thủ phạm duy nhất, mà Hoa Kỳ cũng phải chịu trách nhiệm. Việc NATO liên tục mở rộng về phía đông (“Đông tiến”), đưa quân đội ngày càng áp sát Nga đã chọc giận Moscow.

Bên cạnh đó, việc triển khai tên lửa ở sát nách một cường quốc hạt nhân như Nga là điều hết sức ngu ngốc, bởi không có bất cứ ai tin rằng, việc Mỹ triển khai các hệ thống Aegis ở Ba Lan và Romania là để “chống tên lửa Iran”.

Ông nhấn mạnh rằng, không quốc gia nào muốn “bị kẻ khác kề dao vào cổ họng” và việc bố trí tên lửa ở biên giới của một cường quốc hạt nhân là không thể chấp nhận được. Nếu ngược lại, Mỹ bị Nga đúng làm như vậy, liệu Washington có nổi khùng lên với Moscow hay không?

Vụ khủng hoảng tên lửa Cuba (Nga triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung tại Cuba tháng 10/1962, đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa PGM-17 Thor ở Anh vào năm 1958 và IRBM Jupiter trên đất Ý và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1961) đã cho thấy rõ rằng, Hoa Kỳ không nên thực hiện với những người khác những gì chính họ không muốn người ta làm đối với Mỹ.

"Đòi ông Putin trả Crimea là phi thực tế"

Ông Lafontaine khẳng định rằng, những tuyên truyền về việc Nga sẽ xâm chiếm Moldova và các nước NATO vùng Baltic như Estonia, Latvia và Litva là điều hết sức nực cười, bởi không quốc gia nào lại ngông cuồng đến mức muốn đơn độc đối đầu với cả một khối quân sự khác.

Ông Oskar Lafontaine cũng cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin rất sẵn lòng đàm phán về một thỏa thuận hòa bình, hoặc chí ít là một lệnh ngừng bắn tạm thời với Ukraine để hai bên tìm ra biện pháp giải quyết, những tuyên truyền về việc Putin không muốn đàm phán là ngụy biện.

Theo ông, sự thành công trong việc ký kết và gia hạn “Hiệp định Ngũ cốc” (hiệp định cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng trên Biển Đen) đã chỉ ra rằng, các cuộc đàm phán với Nga là rất khả thi.

Chính trị gia Đức cho rằng, sự mong đợi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine là điều phi thực tế bởi Mỹ muốn ngăn chặn điều đó. Washington không quan tâm đến hòa bình, mà muốn Ukraine tiếp tục cuộc chiến cho đến khi Nga không bao giờ có thể tham gia một cuộc chiến như vậy nữa.

Ông Kiesewetter cho rằng, sau khi Nga đã sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014, việc đòi Putin phải trả lại bán đảo này cho Ukraine là điều phi thực tế. “Tôi nghĩ quan điểm ủng hộ chính quyền Kiev chiếm lại Crimea là hoàn toàn sai lầm, bởi sau đó, 100.000 người khác sẽ chết”.

Vị cựu lãnh đạo đảng SPD cho rằng, vụ Crimea có thể được giải quyết theo hướng mở các cuộc đàm phán về một quy chế đưa bán đảo này “nằm dưới sự quản lý quốc tế”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ