NASA phóng 4 vệ tinh lên vũ trụ trong sứ mệnh tỷ đô

Tên đẩy lửa Atlas mang theo 4 vệ tinh của NASA vừa được phóng lên từ Florida, trang bị các máy phát hiện điện tích và cảm biến từ trong không gian.

NASA phóng 4 vệ tinh lên vũ trụ trong sứ mệnh tỷ đô

Các tên lửa cao 20 tầng, được nghiên cứu và lắp đặt bởi United Launch Alliance, một đối tác của Lockheed Martin và hãng Boeing , đã được phóng tại Cape Canaveral Air vào lúc 22h44 hôm thứ Năm, 12/3/2015.
Nằm trên đỉnh tên lửa là bốn vệ tinh giống hệt nhau được thiết kế để bay theo hình kim tự tháp bao quanh trái đất.

Tên lửa đẩy The United Launch Alliance Atlas V 401 vụt qua tòa nhà Complex tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida
Tên lửa đẩy The United Launch Alliance Atlas V 401 vụt qua tòa nhà Complex tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida

Mỗi vệ tinh được trang bị 25 bộ cảm biến để ghi lại một cách chi tiết đến từng giây những gì sẽ xảy ra khi dòng từ trường của trái đất. 

Sứ mệnh của NASA mang tên MMS (viết tắt từ Magnetospheric Multiscale Mission, tức "sứ mệnh đa tầng từ quyển") nhằm nghiên cứu phát hiện mới về những cổng không gian ẩn trong từ trường trái đất. Dữ liệu từ bốn vệ tinh sẽ được kết hợp để tạo ra các bản đồ ba chiều.

Đa tầng từ quyển là phổ biến trong vũ trụ, nhưng con người vẫn chưa hiểu rõ chúng. Trong các phim khoa học giả tưởng có nói đến “the portal”, tức các cổng không gian hoặc thời gian nối liền nhà du hành vũ trụ với các thế giới xa xôi. 

Nói đúng hơn, cánh cổng được xem là con đường tắt mở ra những biên giới thám hiểm, và tất nhiên chúng chỉ có tác dụng khi thực sự tồn tại. Hóa ra, chúng có thật, và các chuyên gia của Đại học Iowa (Mỹ) đã cung cấp phương pháp truy tìm những cánh cổng này. 

“Chúng tôi gọi đó là điểm X, hoặc khu vực khuếch tán electron”, Space.com dẫn lời giải thích của nhà vật lý học plasma Jack Scudder của đại học trên. “Chúng nằm ở những nơi mà từ trường trái đất kết nối với từ trường mặt trời, tạo nên một con đường thẳng tắp xuất phát từ hành tinh của chúng ta đến khí quyển mặt trời cách đó gần 150 triệu km”, chuyên gia Scudder cho biết.

Từ trường được tạo ra bởi các hành tinh, ngôi sao, thiên hà, hố đen và những thiên thể khác. Khi đường trường mở ra và kết nối lại, các hạt tích điện được phóng vào không gian với tốc độ tốc độ ánh sáng, khoảng 186.000 dặm một giây (300.000 km/giây).

NASA đang chi khoảng 1,1 tỷ USD vào dự án MMS, trong một nỗ lực để hiểu cách năng lượng từ trường được tạo ra và lan tỏa. 

Về khả năng sử dụng cổng từ cho mục đích thám hiểm không gian, các chuyên gia cho rằng mục tiêu này có thể vẫn xa vời, một phần do các mối nguy hiểm liên quan vẫn chưa thể xác định ngay lập tức. 

Tuy nhiên, không loại trừ viễn cảnh sẽ có ngày các nhà thám hiểm trái đất có thể đến được những biên giới xa xôi như dự đoán của các nhà làm phim Hollywood. Thực tế chứng minh khoa học bao giờ cũng đi sau trí tưởng tượng của con người. 

Nó cũng có thể giúp dự báo thời tiết, dự đoán cơn bão mặt trời nguy hiểm phóng ra xuống trái đất và phá vỡ sóng radio, GPS và tín hiệu vệ tinh. Nhiệm vụ này dự kiến được tiến hành trong vòng 2 năm.

Theo vtc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.