Nâng chuẩn trình độ đại học đối với giáo viên tiểu học

GD&TĐ - Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Nhiều đại biểu đề nghị quy định chuẩn nhà giáo bảo đảm hợp lý, sát với thực tiễn hơn và cân nhắc lộ trình, tính khả thi của việc nâng chuẩn đào tạo lên trình độ cao đẳng đối với giáo viên mầm non, trình độ đại học đối với giáo viên tiểu học.

Ảnh minh họa/internet.
Ảnh minh họa/internet.

Về tiêu chuẩn nhà giáo, tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn nhà giáo như phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và vị trí việc làm; bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp (Điều 67).

Theo các khuyến cáo của UNESCO và các tổ chức giáo dục quốc tế, lứa tuổi mầm non, tiểu học là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em.

Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về chuẩn đào tạo của nhà giáo, UBTVQH đề nghị giữ quy định nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học từ trung cấp sư phạm lên đại học sư phạm, nâng chuẩn trình độ được đào tạo giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm.

Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, tiếp thu ý kiến đại biểu Dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (Điều 72) để không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến công tác tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục; bảo đảm chất lượng đào tạo và yêu cầu nghề nghiệp.

Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định nhiệm vụ nhà giáo về việc thực hiện quy tắc ứng xử của nhà giáo; bổ sung trách nhiệm của nhà giáo đối với người học dưới 18 tuổi.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định nhà giáo gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường; Quy tắc ứng xử của nhà giáo (Điều 69), bổ sung việc ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo vào nội dung quản lý nhà nước về giáo dục (Điều 101).

Về trách nhiệm của nhà giáo đối với người học dưới 18 tuổi: UBTVQH cho rằng, quy định về bảo vệ trẻ em đã được quy định cụ thể trong Luật Trẻ em và các quy định pháp luật có liên quan.

Đối với việc bảo vệ trẻ em trong nhà trường, Dự thảo Luật đã quy định cụ thể về quyền của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em (Điều 24, Điều 79).

Đối với việc bảo vệ trẻ em ngoài nhà trường phải được thực hiện theo quy định pháp luật về lao động, hình sự, dân sự, xử lý vi phạm hành chính...

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật bổ sung quy định trách nhiệm của nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và xã hội bảo đảm an toàn cho người dạy và người học (Điều 86).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.